Bất ngờ ôtô nhập khẩu từ Ấn Độ

Đức Thọ
Ấn Độ là cái tên gây bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc vào Việt Nam đầu năm nay
Grand i10, mẫu xe đang đắt khách tại thị trường Việt Nam được Hyundai Thành Công nhập khẩu từ Ấn Độ.<br>
Grand i10, mẫu xe đang đắt khách tại thị trường Việt Nam được Hyundai Thành Công nhập khẩu từ Ấn Độ.<br>
Không phải Hàn Quốc, Thái Lan hay bất kỳ cường quốc công nghiệp ôtô nào khác, mà Ấn Độ mới là cái tên gây bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc vào Việt Nam giai đoạn đầu năm nay.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tổng lượng ôtô nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ trong hai tháng đầu năm 2015 đạt 4.363 chiếc. Đáng chú ý, đây chính là mức kim ngạch xét về lượng cao nhất trong tổng số 12 nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đang nhập khẩu ôtô.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nước có lượng ôtô xuất khẩu vào Việt Nam nhiều thứ hai giai đoạn đầu năm nay là Hàn Quốc với 3.395 chiếc, thứ ba là Trung Quốc với 2.878 chiếc và thứ tư mới là Thái Lan với 2.070 chiếc. Nước có lượng ôtô xuất khẩu vào Việt Nam ít nhất là Nga với vẻn vẹn 8 chiếc.

Xu hướng Việt Nam gia tăng nhập khẩu ôtô từ Ấn Độ đang ngày càng thể hiện rõ nét.

Vào cùng kỳ năm ngoái, lượng ôtô nhập khẩu có xuất xứ Ấn Độ chỉ là 864 chiếc, tương đương 20% so với năm nay. Trong khi cùng giai đoạn, lượng ôtô nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt đến 2.226 chiếc và từ Thái Lan đạt 1.016 chiếc.

Tuy nhiên, khi xét về giá trị thì mức kim ngạch cao nhất lại không thuộc về Ấn Độ, mà tiếp tục là Trung Quốc.

Cụ thể, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Trung Quốc hai tháng đầu năm nay đạt hơn 114 triệu USD, đứng thứ 2 là Hàn Quốc với hơn 66,9 triệu USD, đứng thứ 3 là Nhật Bản với hơn 38,3 triệu USD, thứ 4 là Thái Lan với gần 32,4 triệu USD và Ấn Độ chỉ đứng thứ 5 với gần 24,8 triệu USD.

Sự khác biệt giữa các số liệu thống kê về lượng và giá trị kim ngạch cho thấy khá rõ về các loại hình ôtô nhập khẩu trong giai đoạn đầu năm.

Mặc dù chưa có số liệu thống kê chi tiết song theo tính toán của giới kinh doanh ôtô, xe nhập khẩu từ Ấn Độ hiện nay chủ yếu là các loại xe du lịch có mức giá thấp. Điển hình nhất chính mẫu xe Grand i10 và Accent cùng mang thương hiệu Hyundai đang khá đắt khách hiện nay.

Lưu ý rằng, hiện nay Hyundai cũng chính là thương hiệu xe du lịch có sản lượng cao thứ hai tại thị trường Việt Nam với khoảng 17.000 chiếc bán ra trong năm 2014, chỉ đứng sau Toyota.

Ở chiều ngược lại, sở dĩ ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục áp đảo về giá trị kim ngạch bởi phần lớn là các loại xe tải và xe chuyên dụng có giá trị cao gấp nhiều lần so với các loại xe du lịch thông thường.

Đơn cử trong tháng 1/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 1.680 ôtô nguyên chiếc Trung Quốc, trong đó lượng xe tải và xe chuyện dụng là 495 chiếc, chiếm đến 22,7% tổng lượng xe tải nhập khẩu của cả nước.

Xe tải Trung Quốc dù có giá thấp hơn so với các loại xe tải có xuất xứ khác và xe lắp ráp trong nước song vẫn luôn mang giá trị rất cao so với xe du lịch thông dụng, nhất là xe nhập khẩu từ Ấn Độ. Thường thì giá của các loại xe tải ở khoảng trên dưới 1 tỷ đồng đến vài tỷ đồng mỗi chiếc.

Đây cũng chính là lý giải rõ nét cho sự khác biệt giữa ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc với ôtô nhập khẩu từ Ấn Độ, giữa giá trị kim ngạch với số lượng xe nhập khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu ôtô theo xuất xứ hai tháng 2015
STTXuất xứLượng (chiếc)Giá trị (USD)
1Ấn Độ4.36324.851.459
2Anh2519.745.471
3Canada33892.900
4Đức2839.001.220
5Hàn Quốc3.39566.906.271
6Mỹ2357.988.816
7Indonesia2001.609.082
8Nga82.538.100
9Nhật Bản1.09338.332.713
10Pháp251.983.086
11Thái Lan2.07032.358.554
12Trung Quốc2.878114.184.811
Nguồn: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.