Nhiều loại xe sắp chịu thuế “đặc biệt cao”?

Đức Thọ
Sẽ nghiên cứu, điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe
Phần lớn các doanh nghiệp còn chủ yếu hoạt động theo hình thức lắp ráp 
đơn giản, chưa chế tạo được các cụm chi tiết quan trọng như động cơ, hộp
 số, cụm truyền động.
Phần lớn các doanh nghiệp còn chủ yếu hoạt động theo hình thức lắp ráp đơn giản, chưa chế tạo được các cụm chi tiết quan trọng như động cơ, hộp số, cụm truyền động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp hoàn thiện dự thảo quyết định về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô giai đoạn mới.

Trong đó, về chính sách thuế, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các ngành liên quan nghiên cứu, điều chỉnh các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ hơn so với quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành và có sự tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực.

Những điều chỉnh cần đi theo hướng giảm mức thuế suất đối với các dòng xe ưu tiên phát triển, có lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô trong nước.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đối với các loại xe chở người dưới 10 chỗ ngồi sử dụng động cơ có dung tích xi-lanh trên 3.0 lít, các loại xe có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn, kích thước chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, xe có lượng khí thải lớn và các loại xe có giá trị tuyệt đối lớn, Thủ tướng yêu cầu áp dụng các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao và đặc biệt cao.

Về chính sách thuế doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hơn so với hiện hành đối với dự án có quy mô sản xuất lớn, dự án sản xuất các dòng xe ưu tiên và sản xuất các cụm chi tiết quan trọng. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng dự án sẽ do Thủ tướng quyết định.

Những điều chỉnh liên quan đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ đặc biệt cần được sửa đổi, điều chỉnh một cách khẩn trương để báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13.

Đối với những nội dung liên quan đến chính sách khuyến khích sản xuất phụ tùng, linh kiện ôtô, trong đó đặc biệt khuyến khích sản xuất các cụm chi tiết quan trọng như động cơ, hộp số…, Thủ tướng yêu cầu cần nêu rõ nội dung, tiến độ; những vấn đề thuộc thẩm quyền Chính phủ thì đề xuất giao các bộ, ngành thực hiện; trường hợp thuộc thẩm quyền Quốc hội thì đề xuất giao các cơ quan liên quan chuẩn bị trình Quốc hội theo quy định.

Theo thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế, chính sách thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thời gian vừa qua đã đạt một số kết quả nhất định song vẫn chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Đáng chú ý là phần lớn các doanh nghiệp còn chủ yếu hoạt động theo hình thức lắp ráp đơn giản, chưa chế tạo được các cụm chi tiết quan trọng như động cơ, hộp số, cụm truyền động; bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp ôtô thời gian qua chưa phù hợp, chưa tạo động lực cho phát triển ngành.

Do vậy, những yêu cầu điều chỉnh chính sách nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp ôtô là rất cấp thiết tại thời điểm này trước sức ép hội nhập ngày càng lớn, cụ thể là sức ép từ xe nhập khẩu nguyên chiếc theo các lộ trình cắt giảm thuế quan tại các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.

Trước đó, vào tháng 7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ký quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược này là xây dựng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ôtô thế giới.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.