Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 1
Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 2
Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 3

Trong 20 năm trở lại đây, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh; đồng thời, nhóm người giàu và người cực giàu cũng tăng tương ứng. Nói như vậy để thấy rằng bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam chưa mạnh không phải do người dân không có tiền, mà chủ yếu do chưa thể thay đổi thói quen.

Họ chưa tiếp nhận được những dự án cao cấp, mà ở đó bao gồm nơi làm việc, nhà ở, khu nghỉ dưỡng, tiện ích giải trí… Mặt khác, cũng chính vì lo sợ chưa thể thay đổi lập tức thói quen người tiêu dùng nên nhiều chủ đầu tư tỏ ra e dè khi lượng vốn bỏ ra nhiều nhưng khả năng thu hồi vốn chậm.

Tôi đã có dịp sống tại Mỹ và nghiên cứu về bất động sản hàng hiệu ở đây thì thấy rằng tốc độ tăng giá của phân khúc này lên tới 50-60 lần, nhanh hơn tốc độ tăng giá vàng dù đã phải trải qua vài cuộc khủng hoảng tài chính. Về việc thị trường này tạo ra bước ngoặt phát triển trong thời gian gần đây bất chấp dịch bệnh, thậm chí đưa Việt Nam vào trong nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng cao, tôi cho rằng vì hai nguyên nhân.

Thứ nhất, người giàu chịu ảnh hưởng ít hơn người nghèo. Trong đó, tốc độ hồi phục của người nghèo thường chỉ ngang hồi phục GDP. Còn tốc độ hồi phục của người giàu dựa vào thặng dư vốn tài chính và điều này thường cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP.

Thứ hai, dịch bệnh khiến những dự án bất động sản hàng hiệu trở thành nơi an toàn (vùng xanh), cư dân không cần đi bất cứ đâu mà vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Để phát triển thêm phân khúc này ở Việt Nam, chủ dự án nên chọn khu bất động sản trong trung tâm thành phố và bổ sung thêm nhiều phòng chức năng khác như phòng đọc sách, phòng hòa nhạc, phòng giải trí cao cấp…

Còn sau này, muốn thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì có thể nghĩ đến việc phát triển tại các khu vực khác. Tôi cho rằng nhìn chung với bất động sản hàng hiệu, trong ngắn hạn có một số thách thức nhỏ nhưng trong dài hạn chủ yếu là cơ hội”.

Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 4

Ngay từ thời điểm trước khi đại dịch diễn ra, chúng tôi đã ghi nhận nhu cầu rõ rệt của thị trường Việt Nam với mô hình bất động sản hàng hiệu. Đây là một biểu tượng cho địa vị và thành công có giá trị bền vững trước mọi biến cố - vượt xa những xa xỉ phẩm thông thường như túi xách hay xe hơi hàng hiệu. Nhu cầu này đã được ghi nhận từ trước đó nhưng khi dịch bệnh diễn ra, những biến đổi tâm lý và lối sống đã vô tình làm nổi bật lên những giá trị của phân khúc bất động sản hàng hiệu.

Đó là chuẩn mực sống siêu sang gần như không bị gián đoạn bởi giãn cách xã hội, vì bạn đã có thể trải nghiệm những dịch vụ, tiện ích tiêu chuẩn cao nhất ngay trong khu căn hộ của mình.

Mặt khác bảo chứng của thương hiệu tạo niềm tin và bảo vệ giá trị của BĐS hàng hiệu qua những bất ổn và biến cố. Từ an toàn về sức khỏe, vấn đề về an ninh, tiêu chuẩn vệ sinh,... tất cả đều tuân theo tiêu chuẩn khắt khe nhất. Đánh giá này không phải là chủ quan mà đã được xác minh bởi các đơn vị đầu ngành toàn cầu.

Cũng nhờ được bảo chứng bởi thương hiệu, bất động sản hàng hiệu mang đến chuẩn mực sống chưa từng xuất hiện, trao cho chủ nhân căn hộ cơ hội du lịch tại gia không hề thua kém các chuyến du lịch hạng sang, nhờ các dịch vụ và hoạt động giải trí mang tiêu chuẩn quốc tế diễn ra ngay tại nhà, mỗi ngày.

Kiến tạo với chất lượng đẳng cấp, vận hành và quản lý bởi đội ngũ chuyên nghiệp, bất động sản hàng hiệu là tài sản “tích sản” tượng trưng cho thành công và địa vị.

Bên cạnh đó là yếu tố cung – cầu. Số lượng giới hạn của bất động sản hàng hiệu trên toàn cầu cũng là yếu tố bảo vệ giá trị của phân khúc này, không chỉ đối với những thương hiệu và chủ đầu tư phát triển dự án mà còn mang đến giá trị lớn cho chủ nhân căn hộ hàng hiệu.

Ví dụ như dự án Khu căn hộ hàng hiệu Ritz – Carlton, Hanoi, kết quả kinh doanh của chúng tôi dường như không bị ảnh hưởng ngay cả trong đại dịch Covid-19. Số lượng căn hộ hàng hiệu tại đây chỉ giới hạn 104 căn, và chỉ bán 70% số lượng này cho khách hàng Việt. Sau thời gian ngắn lượng đặt chỗ ấn tượng, khẳng định đẳng cấp của sản phẩm bất động sản hàng hiệu, đặc biệt gắn với thương hiệu huyền thoại như Ritz - Carlton luôn được đón nhận bởi thị trường dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tôi cho rằng trước xu hướng nâng tầm lối sống, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những sản phẩm có thương hiệu với nhiều ngành hàng – từ xe hơi, túi xách,… Luôn luôn có một lực đẩy vô hình, thôi thúc chúng ta hướng đến một chuẩn mực sống tốt hơn, từ thời trang, phương tiện di chuyển cho tới phong cách sống.

Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 5

Bất động sản hàng hiệu là bất động sản được quản lý vận hành bởi thương hiệu chuyên nghiệp quốc tế gắn liền với khách sạn 5 sao, mang lại dịch vụ tiện nghi đẳng cấp khác biệt so với các sản phẩm bất động sản khác. Mua sắm tại nhà, spa tại nhà hay trông giữ thú cưng được cung cấp bởi bên quản lý tòa nhà.

Với dịch vụ đẳng cấp như vậy, người mua nhà, sử dụng bất động sản hàng hiệu sẽ được trải nghiệm sự ấm cúng tại nhà của mình, nhưng vẫn có thể sử dụng dịch vụ tiện ích như tại khách sạn 5 sao, thu hút nhiều sự quan tâm của người giàu và siêu giàu.

Trên thế giới, mô hình này xuất hiện từ lâu, thậm chí gần 100 năm. Tại thị trường Singapore, Hồng Kông, Thái Lan đều xuất hiện trên 10-15 năm. Xu hướng đó tiếp tục diễn ra ngay cả hai năm qua khi bùng phát dịch Covid-19 vẫn có những dự án được phát triển tại các quốc gia, thành phố trong khu vực cho thấy nhu cầu bất động sản kén khách này vẫn còn và ảnh hưởng không quá nhiều bởi dịch bệnh.

Tại Việt Nam, thời điểm hiện tại, nguồn cung hầu như không có trên thị trường. Tương lai sẽ có nhiều chủ đầu tư đã và đang lên kế hoạch phát triển bất động sản hàng hiệu, có dự án ở vị trí đẹp nhưng thời điểm hiện tại chưa có dự án nào đi vào hoạt động nên nguồn cung không có và khan hiếm. Còn nguồn cầu thì giới giàu ở đâu trên thế giới hay cả Việt Nam đều có nhu cầu cho hàng hiệu nói chung và bất động sản hàng hiệu nói riêng. Nhu cầu có với tốc độ tăng trưởng giới giàu và siêu giàu Việt Nam đạt 36%, đứng thứ hai so với Indonesia.

Khi xác định đầu tư vào bất động sản hàng hiệu thì bản thân chữ hàng hiệu là đầu tư nhiều tiền rồi.

Thực tế, tại Bangkok hay Singapore, những sản phẩm bất động sản hàng hiệu được chào bán giá top thị trường, thời gian đầu người mua dè dặt, nhưng sau 10 năm mức tăng trưởng về giá tốt hơn. Nghiên cứu những năm gần đây cho thấy trong cùng một vị trí, bất động sản hàng hiệu có mức giá khác biệt, sự tăng giá 20-30% trong vòng 5 năm.

Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 6

Có ba yếu tố ảnh hưởng đến bất động sản hàng hiệu bao gồm: (1) ngành; (2) diễn biến trong nước; (3) yếu tố nước ngoài.

Về ngành, người ta thường nói “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Trong đó, thiên thời mỗi lúc một khác, hay nếu nhân không hoà thì cũng có thể thay đổi. Riêng địa lợi thì bất biến. Như vậy, vị trí là điều quan trọng nhất để khẳng định rằng bất động sản đó có thực sự là hàng hiệu hay không.

Về diễn biến trong nước, nếu như trước kia, thời điểm chưa có dịch bệnh, người dân có thể thoải mái đi lại mua sắm thì với diễn biến dịch phức tạp như hiện nay, nhiều nhu cầu cá nhân bị gò ép lại. Do đó, bất động sản hàng hiệu xem như nơi an toàn để tránh dịch, mọi nhu cầu đều được đáp ứng ngay bên trong dự án.

Bên cạnh đó, bất động sản hàng hiệu cũng phải dựa rất nhiều vào quy hoạch trong nước. Ví dụ, đã là hàng hiệu phải có biển hoặc có sông. Trong trường hợp cảng du lịch và các cầu cảng cư dân ít thì khó có thể phát triển phân khúc này. Ngoài ra, người Việt có tính khiêm tốn cao nên không muốn khoa trương. Nhưng nếu không khoe ra thì làm sao người khác biết rằng đây là khu nhà ở có nhiều người cùng chung sở thích, cùng gu thẩm mỹ với mình mà đến sống.

Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 7
Bất động sản hàng hiệu: Phân khúc đầy "hấp lực"  - Ảnh 8