5 biện pháp bảo đảm an toàn các ngân hàng trong nước
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo triển khai 5 giải pháp cơ bản bảo đảm an toàn các ngân hàng và tổ chức tín dụng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo triển khai 5 giải pháp cơ bản bảo đảm an toàn các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Chỉ đạo trên vừa được Thống đốc ban hành hôm nay (9/10) qua Chỉ thị số 05/2008/CT-NHNN.
Theo đó, để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện ngay 5 biện pháp cơ bản, được đề cập tại chỉ thị nói trên.
Thứ nhất, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về khả năng về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở Mỹ đối với nền kinh tế, thị trường tài chính thế giới và khả năng tác động đối với nền kinh tế Việt Nam để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Thứ hai, chủ động xây dựng phương án hoạt động kinh doanh, tiếp tục mở rộng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế với lãi suất hợp lý, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán cho các nhu cầu chi trả, nhất là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2009.
Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; trong đó, tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối tượng vay vốn; tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia, các nhu cầu vốn sản xuất có hiệu quả, chú trọng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các khoản vay đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối vốn của các tổ chức tín dụng.
Thứ tư, chấp hành đúng các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo các quy định pháp luật hiện hành.
Thứ năm, rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ về hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.
Cũng theo chỉ thị trên, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc về hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Nhà nước để xem xét giải quyết; thực hiện việc cung cấp thông tin và báo cáo tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo đúng thời hạn và đảm bảo chính xác theo quy định.
Chỉ đạo trên vừa được Thống đốc ban hành hôm nay (9/10) qua Chỉ thị số 05/2008/CT-NHNN.
Theo đó, để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện ngay 5 biện pháp cơ bản, được đề cập tại chỉ thị nói trên.
Thứ nhất, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về khả năng về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở Mỹ đối với nền kinh tế, thị trường tài chính thế giới và khả năng tác động đối với nền kinh tế Việt Nam để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Thứ hai, chủ động xây dựng phương án hoạt động kinh doanh, tiếp tục mở rộng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế với lãi suất hợp lý, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán cho các nhu cầu chi trả, nhất là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2009.
Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; trong đó, tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối tượng vay vốn; tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia, các nhu cầu vốn sản xuất có hiệu quả, chú trọng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các khoản vay đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối vốn của các tổ chức tín dụng.
Thứ tư, chấp hành đúng các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo các quy định pháp luật hiện hành.
Thứ năm, rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ về hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.
Cũng theo chỉ thị trên, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc về hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Nhà nước để xem xét giải quyết; thực hiện việc cung cấp thông tin và báo cáo tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo đúng thời hạn và đảm bảo chính xác theo quy định.