Agribank “chung tay phát triển nông thôn mới”
Nhiều mô hình khuyến nông của ngân hàng Agribank Hà Giang triển khai trong thời gian qua đã được đánh giá là hết sức quan trọng
Nhiều mô hình khuyến nông của ngân hàng Agribank Hà Giang triển khai trong thời gian qua đã được đánh giá là quan trọng đối với phong trào xây dựng nông thôn mới trên trên địa bàn tỉnh Hà Giang, góp phần trong việc thực hiện việc nâng cao chất lượng đời sống các dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc này.
Một trong những kết quả đạt được đó là việc thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, cho vay chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang, cho vay lãi suất đối với các chương trình phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang theo Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND…
Tính đến cuối năm 2014, Agribank Hà Giang đạt được kết quả khả quan trong trương trình vay nông nghiệp, nông thôn: tổng nguồn vốn chi nhánh đạt 2.612,5 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt 2.404,2 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ 94,4% tổng dư nợ. Riêng 3 tháng đầu năm 2015, tổng dư nợ cho vay đạt 2.422 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 2.292,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 94,6% tổng dư nợ.
Theo ông Trương Đức Hào, Giám đốc chi nhánh Agribank Bắc Quang, nhiều hộ nông dân đã làm giàu được từ cây cam. Hiện nay, Agribank Bắc Quang đã cho 2.000 hộ trồng cam được vay, có hộ được vay tới 500 - 700 triệu đồng. Đây là những hộ gia đình có cam kết tuân thủ quy trình kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra, có ký hợp đồng hợp tác và liên kết với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và nhà phân phối đầu ra sản phẩm.
Để giúp các hộ dân tận dụng được chính sách theo nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND, Agribank Hà Giang đã có cách làm sáng tạo, giúp các hộ vay vốn theo tổ hợp tác, nhóm cùng sở thích.
Tại thôn Sơn Hà, xã Ngọc Đường, Hà Giang, gia đình anh Triển đã tham gia vào Tổ chăn nuôi theo mô hình áp dụng tự nuôi lợn nái. Tổ của anh có 12 hộ nuôi lợn nái, mỗi gia đình có tầm 6 - 7 con lợn.
Tại phường Quang Trung, Hà Giang, tổ hợp tác chăn nuôi bò gồm 7 gia đình do anh Sầm Chí Thanh làm tổ trưởng cũng đang hoạt động sôi nổi. Anh Thanh cho biết: “tôi vay Agribank 80 triệu mua 4 con bò lai Sind theo tổ hợp nuôi bò, theo dự tính cuối năm nay những con bò đầu tiên sẽ được phối giống”.
Nhắc tới chuyện làm giàu ở Hà Giang, không ai không biết Trịnh Quốc Huy. Khu vườn ao chuồng rộng tới 4ha cho doanh thu ngày càng tăng. Anh Huy cho biết: “Được như ngày hôm nay cũng phải cảm ơn Agribank Vị Xuyên đã cho vay 2,8 tỷ vào thời kỳ tôi đuối vốn nhất…”.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, giám đốc Agribank cho biết, với phương châm “Chung tay phát triển nông thôn mới”, trong năm 2015, Agribank Hà Giang đang tập trung ưu tiên vốn cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, không ngừng khơi thông, tăng cường vốn để chủ động trong đầu tư tín dụng, đóng góp vào “dòng chảy” vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển của các thành phần kinh tế, nhằm xây dựng nền nông nghiệp Hà Giang phát triển toàn diện.
(Nguồn: Agribank)
Một trong những kết quả đạt được đó là việc thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, cho vay chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang, cho vay lãi suất đối với các chương trình phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang theo Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND…
Tính đến cuối năm 2014, Agribank Hà Giang đạt được kết quả khả quan trong trương trình vay nông nghiệp, nông thôn: tổng nguồn vốn chi nhánh đạt 2.612,5 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt 2.404,2 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ 94,4% tổng dư nợ. Riêng 3 tháng đầu năm 2015, tổng dư nợ cho vay đạt 2.422 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 2.292,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 94,6% tổng dư nợ.
Theo ông Trương Đức Hào, Giám đốc chi nhánh Agribank Bắc Quang, nhiều hộ nông dân đã làm giàu được từ cây cam. Hiện nay, Agribank Bắc Quang đã cho 2.000 hộ trồng cam được vay, có hộ được vay tới 500 - 700 triệu đồng. Đây là những hộ gia đình có cam kết tuân thủ quy trình kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra, có ký hợp đồng hợp tác và liên kết với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và nhà phân phối đầu ra sản phẩm.
Để giúp các hộ dân tận dụng được chính sách theo nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND, Agribank Hà Giang đã có cách làm sáng tạo, giúp các hộ vay vốn theo tổ hợp tác, nhóm cùng sở thích.
Tại thôn Sơn Hà, xã Ngọc Đường, Hà Giang, gia đình anh Triển đã tham gia vào Tổ chăn nuôi theo mô hình áp dụng tự nuôi lợn nái. Tổ của anh có 12 hộ nuôi lợn nái, mỗi gia đình có tầm 6 - 7 con lợn.
Tại phường Quang Trung, Hà Giang, tổ hợp tác chăn nuôi bò gồm 7 gia đình do anh Sầm Chí Thanh làm tổ trưởng cũng đang hoạt động sôi nổi. Anh Thanh cho biết: “tôi vay Agribank 80 triệu mua 4 con bò lai Sind theo tổ hợp nuôi bò, theo dự tính cuối năm nay những con bò đầu tiên sẽ được phối giống”.
Nhắc tới chuyện làm giàu ở Hà Giang, không ai không biết Trịnh Quốc Huy. Khu vườn ao chuồng rộng tới 4ha cho doanh thu ngày càng tăng. Anh Huy cho biết: “Được như ngày hôm nay cũng phải cảm ơn Agribank Vị Xuyên đã cho vay 2,8 tỷ vào thời kỳ tôi đuối vốn nhất…”.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, giám đốc Agribank cho biết, với phương châm “Chung tay phát triển nông thôn mới”, trong năm 2015, Agribank Hà Giang đang tập trung ưu tiên vốn cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, không ngừng khơi thông, tăng cường vốn để chủ động trong đầu tư tín dụng, đóng góp vào “dòng chảy” vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển của các thành phần kinh tế, nhằm xây dựng nền nông nghiệp Hà Giang phát triển toàn diện.
(Nguồn: Agribank)