Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Nhà thầu chây ỳ hoàn trả 7 tuyến đường

Anh Tú
Chia sẻ

Tuyến cao tốc 34.500 tỷ đồng dù đi vào hoạt động 2 năm nay, nhưng những tồn tại đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua huyện Bình Sơn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến người dân Quảng Ngãi bức xúc và liên tục phản ánh…

Chủ đầu tư cao tốc 34.500 tỷ chậm hoàn trả mặt đường cho người dân.
Chủ đầu tư cao tốc 34.500 tỷ chậm hoàn trả mặt đường cho người dân.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp tục có công văn đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giải quyết tồn tại liên quan đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua huyện Bình Sơn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi đã được khai thác từ tháng 9/2018 và thu phí từ tháng 1/2020, nhưng còn nhiều nội dung tồn tại liên quan đến việc thực hiện dự án chưa được giải quyết. Từ năm 2018 đến nay, mặc dù UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiều lần có văn bản đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và VEC nhưng việc giải quyết kiến nghị hầu như không có hoặc giải quyết không triệt để.

Để giải quyết dứt điểm các tồn tại liên quan đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua huyện Bình Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục ra văn bản kiến nghị giải quyết một số nội dung.

Thứ nhất, hỗ trợ người dân khắc phục 3,1 ha đất sản xuất bị ngập úng tại xã Bình Nguyên. Đây là nội dung mà cử tri đã kiến nghị nhiều lần và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều báo cáo gửi HĐND tỉnh Quảng Ngãi cũng như công văn kiến nghị VEC chỉ đạo giải quyết nhưng VEC và Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Thứ hai, suốt nhiều năm qua, việc chậm hoàn trả các tuyến đường phục vụ thi công dự án, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển và sinh hoạt của người dân, gây mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, trên địa bàn huyện Bình Sơn có mượn 7 tuyến đường để phục vụ thi công dự án, trong đó có 4 tuyến đường huyện, gồm: ĐH.01, ĐH.02, ĐH.05, ĐH.06 và 3 tuyến đường do UBND xã quản lý.

Sau khi thi công hoàn thành đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mãi đến nay, VEC và nhà thầu thi công vẫn chưa hoàn trả lại theo hiện trạng ban đầu cho địa phương 7 tuyến đường này. Trong khi đó, từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã 8 lần gửi công văn hối thúc nhưng VEC và nhà thầu vẫn chây ỳ. Vừa qua, UBND huyện Bình Sơn phải sử dụng ngân sách huyện khắc phục tạm thời.

Liên quan đến việc hoàn trả các tuyến đường phục vụ thi công dự án, tháng 5/2020, UBND huyện Bình Sơn đã có Công văn số 1091/UBND-CNXD đề nghị Công ty TNHH tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) khẩn trương chuyển trả phần kinh phí khắc phục các tuyến đường vào ngân sách huyện Bình Sơn để địa phương thực hiện việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu này vẫn chưa có ý kiến.

Thứ ba, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VEC khẩn trương tổ chức thi công hoàn thành nút giao thông Dung Quất của dự án nhằm khai thác hiệu quả tuyến đường và vận chuyển hàng hóa đến, đi khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nút giao thông Dung Quất là vị trí nút giao thông giữa đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với đường Trì Bình - cảng Dung Quất kết nối Khu kinh tế Dung Quất. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, sau nhiều năm thi công, đến nay nút giao thông Dung Quất vẫn chưa hoàn thành, gây sự bất tiện, mất thời gian và phát sinh các chi phí không cần thiết cho các phương tiện xuống khu vực huyện Bình Sơn, Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, Khu công nghiệp Tịnh Phong, do phải di chuyển quãng đường xa hơn.

 

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài gần 139,2km, với tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng. Dự án gồm 2 đoạn tuyến, gồm đoạn Đà Nẵng - Tam Kỳ (Km0 - Km65), sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) và đoạn Tam Kỳ - Quảng Ngãi (Km65 - Km139+204), sử dụng vốn vay thương mại của Ngân hàng Thế giới (WB).

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con