Đề xuất hướng dẫn riêng hỗ trợ lao động tự do để tránh đùn đẩy trách nhiệm

Nhật Dương
Chia sẻ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc thiếu các quy định và hướng dẫn rõ ràng về chính sách hỗ trợ lao động tự do sẽ dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các địa phương, tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận gói hỗ trợ…

Ông Phạm Quang Tú, Phó giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam.
Ông Phạm Quang Tú, Phó giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam.

Ông Phạm Quang Tú, Phó giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam nhấn mạnh nội dung này khi trao đổi với báo chí xung quanh việc triển khai Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng) về chính sách hỗ trợ lao động và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.

TỶ LỆ LAO ĐỘNG TỰ DO ĐƯỢC HỖ TRỢ RẤT ÍT

Theo ông Tú, Nghị quyết 68 đã có một số điều chỉnh kịp thời, đó là Chính phủ đã mở rộng thêm các nhóm đối tượng chính hưởng lợi và quy định 12 nhóm chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trẻ em và người đang điều trị Covid-19, người đang cách ly y tế, phụ nữ có thai, người lao động chính thức và người lao động phi chính thức.

Mặc dù vậy, theo đại diện Oxfam, Quyết định 23 chưa có hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động phi chính thức (người lao động tự do). “Việc thiếu các quy định và hướng dẫn rõ ràng về chính sách cũng như trách nhiệm thực thi sẽ dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các địa phương đối với nhóm lao động tự do di cư và mức độ thực hiện sẽ rất khác nhau giữa các tỉnh, tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận chính sách hỗ trợ”, ông Phạm Quang Tú nhận định.

Kết quả đánh giá của các cơ quan cũng cho thấy, quá trình thực hiện Nghị Quyết 42 (gói 62.000 tỷ đồng) năm 2020 chưa thành công và hiệu quả như mong đợi của Chính phủ và người dân. Tỷ lệ chi hỗ trợ trực tiếp đạt hơn 22% toàn gói. Riêng nhóm lao động tự do như: hàng rong, xe ôm không có hợp đồng lao động bị mất việc làm, chỉ hỗ trợ được hơn một triệu người (trong tổng số hơn 20 triệu người) với kinh phí trên 1.000 tỷ đồng.

Phân tích về việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng thiếu hiệu quả, ông Phạm Quang Tú cho rằng do thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm thực thi của của các Bộ, ngành và các địa phương, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan này. 

Bên cạnh đó, là việc quy định quá chặt chẽ và thiếu tính khả thi về các tiêu chí, thủ tục hỗ trợ, điều này đã gây ra nhiều rào cản đối với người lao động khi tiếp cận với gói hỗ trợ. Chính quyền địa phương cũng chưa khảo sát đầy đủ, bỏ sót nhiều người lao động tự do đang gặp khó khăn... 

Việc lao động tự do nhận được hỗ trợ rất thấp cũng do một số nguyên nhân như: không biết mình có tên trong danh sách hỗ trợ; không biết các thủ tục cần làm để nhận hỗ trợ; không đủ điều kiện về yêu cầu chứng minh cư trú hợp pháp, và không có cơ quan, tổ chức xác nhận tình trạng mất việc làm của họ cũng như xác định thu nhập của họ dưới mức nghèo để được nhận hỗ trợ.

RÀ SOÁT LAO ĐỘNG TỰ DO BẰNG NHIỀU KÊNH KHÁC NHAU

Từ những phân tích trên, ông Phạm Quang Tú cho rằng nếu tiếp tục thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm thực thi chính sách, cũng như không đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện, thì tỷ lệ người lao động tự do được nhận hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ cũng sẽ rất thấp.

Đại diện Oxfam khuyến nghị cần lấy kết quả thực hiện hỗ trợ người lao động tự do trở thành một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong ứng phó với tác động của Covid-19.

Để đơn giản hóa thủ tục, ông Tú đề xuất việc rà soát nhóm người lao động tự do cần thực hiện theo nhiều kênh khác nhau, bao gồm: Tổ dân phố rà soát rồi lập danh sách lao động tự do trong địa bàn quản lý, hoạt động của mình. Chủ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ lập danh sách người lao động không có hợp đồng lao động chính thức. Người lao động tự do thực hiện đăng ký hỗ trợ trực tiếp tại tổ dân phố hoặc thông qua websites của quận/huyện, tỉnh, thành phố.

Oxfam cũng đề xuất xây dựng báo cáo trực tuyến với các thông tin liên tục cập nhật về người lao động tự do đăng ký và nhận hỗ trợ theo các kênh như trên. Việc này sẽ tránh được sự trùng lặp khi lập danh sách hỗ trợ đối với người lao động di cư ở các địa bàn, tỉnh khác nhau.  

“Việc xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo này sẽ giúp Chỉnh phủ triển khai minh bạch, nhanh chóng, hiệu quả các chính sách hỗ trợ đột xuất sau này. Đây cũng là yêu cầu tất yếu và là tiền đề của xây dựng cơ sở dữ liệu số toàn dân và thực thi Chính phủ điện tử hiệu quả, minh bạch, giúp loại bỏ các thủ tục hành chính truyền thống tốn kém và không hiệu quả”, ông Phạm Quang Tú nhấn mạnh.

Ngoài ra, đối với lao động tự do không phải là người lao động di cư, Oxfam đề xuất Chính phủ hỗ trợ ngân sách thực hiện đối với các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, và các tỉnh đang gặp khó khăn. Đối với nhóm đối tượng lao động tự do di cư (từ tỉnh này sang tỉnh khác làm việc), Chính phủ hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa tỉnh có lao động đi và tỉnh, thành phố có lao động đến.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con