Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu ngành ôtô
Hạ viện Mỹ vừa chính thức thông qua gói giải cứu trị giá 14 tỷ USD dành cho ngành công nghiệp xe hơi của nước này
Đêm 10/12 theo giờ Mỹ, tức sáng nay theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua gói giải cứu trị giá 14 tỷ USD dành cho ngành công nghiệp xe hơi của nước này.
Được phê chuẩn với 237 phiếu thuận và 170 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu này, kế hoạch đã được lên Thượng viện để được bỏ phiếu thông qua lần nữa.
Giống như kế hoạch giải cứu ngành tài chính 700 tỷ USD trước đây, kế hoạch nhằm ngăn sự đổ vỡ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang vấp phải sự phản đối khá mạnh mẽ của phe Cộng hòa. Tại Hạ viện, trong lần bỏ phiếu này, số nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu thuận là 205 người, trong khi số nghị sỹ Cộng hòa bỏ phiếu thuận chỉ là 32 người.
Tại Thượng viện, thái độ không ủng hộ kế hoạch được Nhà trắng và các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ trong Quốc hội hậu thuẫn mạnh mẽ này cũng đang có xu hướng gia tăng.
Lý do mà đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch này là họ cho rằng, kế hoạch này sẽ chỉ tốn tiền thuế của dân mà rốt cục sẽ chẳng thể cứu nổi các hãng xe.
Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, thì phát biểu: “Kế hoạch này thể hiện tình cảm đối với một ngành công nghiệp mà thành công của họ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta”.
Dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu để thông qua kế hoạch này vào ngày thứ Sáu (12/12). Trong trường hợp hai đảng đạt được thỏa thuận sớm hơn, việc bỏ phiếu có thể diễn ra sớm hơn.
Động thái thông qua kế hoạch giải cứu này của Hạ viện được xem là một bước tiến nữa trong việc cung cấp một phao cứu sinh cho hai trong số ba “đại gia” công nghiệp xe hơi của Mỹ là General Motors (GM) và Chrysler. Hai hãng xe này cho biết, do thua lỗ kéo dài và đang cạn tiền mặt, nếu không được bơm vốn trước cuối tháng 12 năm nay, họ sẽ phải ngừng hoạt động.
Về phần mình, hãng Ford hiện có tiềm lực tài chính tốt hơn hai “người anh em” trên và cho biết, họ chưa có kế hoạch xin trợ cấp của Chính phủ.
Theo kế hoạch giải cứu này, các hãng xe nhận tiền giải cứu phải tiến hành những bước cải tổ lớn nhằm cải thiện năng lực tài chính, tạo cơ sở cho những lần rót vốn về sau. Đồng thời, lương thưởng đối với 25 quan chức được trả thù lao cao nhất trong các hãng xe này sẽ bị hạn chế.
Ngoài ra, các hãng xe cũng buộc phải ngừng việc sở hữu hay cho thuê máy bay chở khách. Cổ tức cũng sẽ không được trả cho cổ đông trong thời gian vay vốn. Đổi lại số tiền giải cứu, Chính phủ sẽ nhận dược lượng chứng quyền có trị giá tương đương với 20% giá trị khoản hỗ trợ.
Bên cạnh đó, một nhân vật sẽ được Tổng thống chỉ định để giám sát việc cho vay đối với các hãng xe và hoạt động cải tổ của họ. Quan chức này sẽ có thẩm quyền cấp thêm vốn cho một kế hoạch nào đó của hãng xe nếu cần thiết, hoặc yêu cầu thu hồi khoản vay nếu cảm thấy kế hoạch đó không ổn; và cũng có quyền phủ quyết các khoản chi tiêu vượt quá 100 triệu USD của các hãng xe nhận tài trợ.
Mặt khác, quan chức này cũng có thể buộc các hãng xe nộp đơn xin phá sản nếu họ không đưa ra được một kế hoạch cải tổ trước ngày 31/3.
(Theo Bloomberg, CNN)
Được phê chuẩn với 237 phiếu thuận và 170 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu này, kế hoạch đã được lên Thượng viện để được bỏ phiếu thông qua lần nữa.
Giống như kế hoạch giải cứu ngành tài chính 700 tỷ USD trước đây, kế hoạch nhằm ngăn sự đổ vỡ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang vấp phải sự phản đối khá mạnh mẽ của phe Cộng hòa. Tại Hạ viện, trong lần bỏ phiếu này, số nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu thuận là 205 người, trong khi số nghị sỹ Cộng hòa bỏ phiếu thuận chỉ là 32 người.
Tại Thượng viện, thái độ không ủng hộ kế hoạch được Nhà trắng và các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ trong Quốc hội hậu thuẫn mạnh mẽ này cũng đang có xu hướng gia tăng.
Lý do mà đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch này là họ cho rằng, kế hoạch này sẽ chỉ tốn tiền thuế của dân mà rốt cục sẽ chẳng thể cứu nổi các hãng xe.
Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, thì phát biểu: “Kế hoạch này thể hiện tình cảm đối với một ngành công nghiệp mà thành công của họ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta”.
Dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu để thông qua kế hoạch này vào ngày thứ Sáu (12/12). Trong trường hợp hai đảng đạt được thỏa thuận sớm hơn, việc bỏ phiếu có thể diễn ra sớm hơn.
Động thái thông qua kế hoạch giải cứu này của Hạ viện được xem là một bước tiến nữa trong việc cung cấp một phao cứu sinh cho hai trong số ba “đại gia” công nghiệp xe hơi của Mỹ là General Motors (GM) và Chrysler. Hai hãng xe này cho biết, do thua lỗ kéo dài và đang cạn tiền mặt, nếu không được bơm vốn trước cuối tháng 12 năm nay, họ sẽ phải ngừng hoạt động.
Về phần mình, hãng Ford hiện có tiềm lực tài chính tốt hơn hai “người anh em” trên và cho biết, họ chưa có kế hoạch xin trợ cấp của Chính phủ.
Theo kế hoạch giải cứu này, các hãng xe nhận tiền giải cứu phải tiến hành những bước cải tổ lớn nhằm cải thiện năng lực tài chính, tạo cơ sở cho những lần rót vốn về sau. Đồng thời, lương thưởng đối với 25 quan chức được trả thù lao cao nhất trong các hãng xe này sẽ bị hạn chế.
Ngoài ra, các hãng xe cũng buộc phải ngừng việc sở hữu hay cho thuê máy bay chở khách. Cổ tức cũng sẽ không được trả cho cổ đông trong thời gian vay vốn. Đổi lại số tiền giải cứu, Chính phủ sẽ nhận dược lượng chứng quyền có trị giá tương đương với 20% giá trị khoản hỗ trợ.
Bên cạnh đó, một nhân vật sẽ được Tổng thống chỉ định để giám sát việc cho vay đối với các hãng xe và hoạt động cải tổ của họ. Quan chức này sẽ có thẩm quyền cấp thêm vốn cho một kế hoạch nào đó của hãng xe nếu cần thiết, hoặc yêu cầu thu hồi khoản vay nếu cảm thấy kế hoạch đó không ổn; và cũng có quyền phủ quyết các khoản chi tiêu vượt quá 100 triệu USD của các hãng xe nhận tài trợ.
Mặt khác, quan chức này cũng có thể buộc các hãng xe nộp đơn xin phá sản nếu họ không đưa ra được một kế hoạch cải tổ trước ngày 31/3.
(Theo Bloomberg, CNN)