Lo sợ Tổng thống, vốn nước ngoài chạy khỏi Philippines
Thời kỳ trăng mật của ông Duterte trên cương vị Tổng thống có vẻ như đã kết thúc
Các nhà đầu tư nước ngoài đang rút mạnh vốn khỏi thị trường chứng khoán Philippines vì lo ngại trước một loạt tuyên bố gây sốc của Tổng thống Rodrigo Duterte nhằm vào Mỹ và Trung Quốc kể từ khi ông lên cầm quyền, theo hãng tin CNBC.
Những phát biểu gây tranh cãi của Duterte đã làm dấy lên những hoài nghi về tương lai chính sách đối ngoại của Philippines, cũng như cách vị Tổng thống này xử lý nền kinh tế. Thời kỳ trăng mật của ông Duterte trên cương vị Tổng thống có vẻ như đã kết thúc.
Số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Philippines cho thấy, khối lượng mua ròng của khối ngoại đối với các cổ phiếu thuộc chỉ số chính PSE đã giảm liên tục trong các tuần từ ngày 15/8-16/9, khiến chỉ số này giảm gần 4,5%, mạnh hơn mức giảm gần 3% của thị trường chứng khoán Thái Lan và hơn 1,7% của thị trường Indonesia.
Cùng khoảng thời gian, đồng Peso của Philippines mất giá 3,37% so với đồng USD, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất trong khu vực.
“Những tuyên bố của Tổng thống Duterte rất bất ổn trong những ngày qua, và đã bắt đầu trở thành một mối lo ngại”, ông Lexter Azurin, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty Unicapital Securities ở Manila, phát biểu.
Không chỉ dọa “đổ máu” với Trung Quốc về tranh chấp trên biển Đông, Duterte còn thể hiện thái độ “xa lánh” Mỹ khi buông lời xúc phạm Tổng thống Barack Obama, kêu gọi Mỹ rút lực lượng đặc nhiệm khỏi miền Nam Philippines, và tuyên bố có thể mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.
Những tuyên bố này đã xói mòn lý do đưa các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Philippines để rót vốn: sự ổn định.
Trước khi Duterte lên cầm quyền, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng ông sẽ duy trì các chính sách vốn đã giúp Philippines đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng cao nhất thế giới. Giờ đây, họ lo ngại rằng những cơn nổi nóng đột xuất của Duterte rốt cục có thể dẫn tới việc ông mất tập trung vào nhiệm vụ kinh tế.
Chuyên gia kinh tế trưởng Trinh Nguyen của ngân hàng đầu tư Pháp Natixis nói những phát biểu gây tranh cãi của Duterte về Mỹ có ý nghĩa quan trọng, bởi Philippines “vốn là một đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ”.
“Họ mới đạt được một thỏa thuận về chia sẻ vũ khí giữa quân đội hai nước. Giờ đây, quân đội Philippines đang ra sức ngăn chặn hậu quả mà những phát biểu của Duterte có thể gây ra”, bà Nguyen phát biểu.
Mặc dù, giới phân tích nói rằng, lập trường chính sách của Duterte cũng có một số điểm tích cực.
Các chiến lược gia chứng khoán châu Á của Nomura nói rằng việc Duterte tỏ ý làm thân với Trung Quốc thời gian gần đây có thể là một động thái thông minh trong trường hợp ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trước đây, Trump từng gọi Philippines là một trong những “quốc gia khủng bố” khi nói về vấn đề người nhập cư.
Trong quý 2 năm nay, kinh tế Philippines tăng trưởng 7%, cao thứ nhì ở châu Á, chỉ thua mức tăng 7,1% của Ấn Độ, và cao hơn mức tăng 6,7% của Trung Quốc.
Hồi tháng 6, Tổng thống Duterte đưa ra một kế hoạch kinh tế gồm 10 điểm, trong đó có đề xuất cải cách thuế, tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tăng đầu tư về cơ sở hạ tầng. Chuyên gia Trinh Nguyên của Natixis cho rằng những chính sách này về lý thuyết là tin tốt đối với các nhà đầu tư, nhưng những phát biểu gây tranh cãi của Duterte lại phủ bóng lên tất cả.
Trong mấy tháng gần đây, trọng tâm của Duterte là cuộc chiến chống ma túy, với hàng nghìn nghi phạm đã bị cảnh sát giết chết mà không hề thông qua xét xử. Thực tế này khiến nhà phân tích Azurin của công ty Unicapital cho rằng Duterte có vẻ như đã đánh mất ưu tiên vào các chương trình phát triển kinh tế, và thay vào đó nhấn mạnh vấn đề chống ma túy.
Ngoài ra, một vấn đề nữa là nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào ngày thứ Tư tuần này hoặc vào tháng 12, vốn có thể thoái mạnh khỏi các thị trường mới nổi, bao gồm cả Philippines, và chảy vào các thị trường phát triển.
Chuyên gia Trinh Nguyen nói Philippines có thể tự cân bằng được trong trường hợp các nhà đầu tư thoái vốn, nhưng không rõ nước này có thể tạo được công ăn việc làm để đảm bảo cuộc sống và người dân và duy trì tiêu dùng.
Những phát biểu gây tranh cãi của Duterte đã làm dấy lên những hoài nghi về tương lai chính sách đối ngoại của Philippines, cũng như cách vị Tổng thống này xử lý nền kinh tế. Thời kỳ trăng mật của ông Duterte trên cương vị Tổng thống có vẻ như đã kết thúc.
Số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Philippines cho thấy, khối lượng mua ròng của khối ngoại đối với các cổ phiếu thuộc chỉ số chính PSE đã giảm liên tục trong các tuần từ ngày 15/8-16/9, khiến chỉ số này giảm gần 4,5%, mạnh hơn mức giảm gần 3% của thị trường chứng khoán Thái Lan và hơn 1,7% của thị trường Indonesia.
Cùng khoảng thời gian, đồng Peso của Philippines mất giá 3,37% so với đồng USD, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất trong khu vực.
“Những tuyên bố của Tổng thống Duterte rất bất ổn trong những ngày qua, và đã bắt đầu trở thành một mối lo ngại”, ông Lexter Azurin, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty Unicapital Securities ở Manila, phát biểu.
Không chỉ dọa “đổ máu” với Trung Quốc về tranh chấp trên biển Đông, Duterte còn thể hiện thái độ “xa lánh” Mỹ khi buông lời xúc phạm Tổng thống Barack Obama, kêu gọi Mỹ rút lực lượng đặc nhiệm khỏi miền Nam Philippines, và tuyên bố có thể mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.
Những tuyên bố này đã xói mòn lý do đưa các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Philippines để rót vốn: sự ổn định.
Trước khi Duterte lên cầm quyền, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng ông sẽ duy trì các chính sách vốn đã giúp Philippines đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng cao nhất thế giới. Giờ đây, họ lo ngại rằng những cơn nổi nóng đột xuất của Duterte rốt cục có thể dẫn tới việc ông mất tập trung vào nhiệm vụ kinh tế.
Chuyên gia kinh tế trưởng Trinh Nguyen của ngân hàng đầu tư Pháp Natixis nói những phát biểu gây tranh cãi của Duterte về Mỹ có ý nghĩa quan trọng, bởi Philippines “vốn là một đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ”.
“Họ mới đạt được một thỏa thuận về chia sẻ vũ khí giữa quân đội hai nước. Giờ đây, quân đội Philippines đang ra sức ngăn chặn hậu quả mà những phát biểu của Duterte có thể gây ra”, bà Nguyen phát biểu.
Mặc dù, giới phân tích nói rằng, lập trường chính sách của Duterte cũng có một số điểm tích cực.
Các chiến lược gia chứng khoán châu Á của Nomura nói rằng việc Duterte tỏ ý làm thân với Trung Quốc thời gian gần đây có thể là một động thái thông minh trong trường hợp ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trước đây, Trump từng gọi Philippines là một trong những “quốc gia khủng bố” khi nói về vấn đề người nhập cư.
Trong quý 2 năm nay, kinh tế Philippines tăng trưởng 7%, cao thứ nhì ở châu Á, chỉ thua mức tăng 7,1% của Ấn Độ, và cao hơn mức tăng 6,7% của Trung Quốc.
Hồi tháng 6, Tổng thống Duterte đưa ra một kế hoạch kinh tế gồm 10 điểm, trong đó có đề xuất cải cách thuế, tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tăng đầu tư về cơ sở hạ tầng. Chuyên gia Trinh Nguyên của Natixis cho rằng những chính sách này về lý thuyết là tin tốt đối với các nhà đầu tư, nhưng những phát biểu gây tranh cãi của Duterte lại phủ bóng lên tất cả.
Trong mấy tháng gần đây, trọng tâm của Duterte là cuộc chiến chống ma túy, với hàng nghìn nghi phạm đã bị cảnh sát giết chết mà không hề thông qua xét xử. Thực tế này khiến nhà phân tích Azurin của công ty Unicapital cho rằng Duterte có vẻ như đã đánh mất ưu tiên vào các chương trình phát triển kinh tế, và thay vào đó nhấn mạnh vấn đề chống ma túy.
Ngoài ra, một vấn đề nữa là nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào ngày thứ Tư tuần này hoặc vào tháng 12, vốn có thể thoái mạnh khỏi các thị trường mới nổi, bao gồm cả Philippines, và chảy vào các thị trường phát triển.
Chuyên gia Trinh Nguyen nói Philippines có thể tự cân bằng được trong trường hợp các nhà đầu tư thoái vốn, nhưng không rõ nước này có thể tạo được công ăn việc làm để đảm bảo cuộc sống và người dân và duy trì tiêu dùng.