Quản lý thuê bao di động trả trước: Vi phạm có thể bị phạt đến 20 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành nghị định tăng cường biện pháp xử phạt đối với vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước
Chính phủ vừa ban hành nghị định tăng cường biện pháp xử phạt đối với vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước.
Theo Nghị định số 50/2009/NĐ-CP, những trường hợp sử dụng thông tin trên giấy chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội nhân dân, chứng minh công an nhân dân (gọi chung là chứng minh thư), sử dụng hộ chiếu của người khác hoặc cung cấp thông tin không chính xác để đăng ký thông tin của mình; không đăng ký thay đổi thông tin khi thay đổi chủ thuê bao sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng.
Những trường hợp sử dụng thông tin trên chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký thông tin hoặc kích hoạt thuê bao cho nguời khác; sử dụng giấy tờ không phải là chứng minh thư hay hộ chiếu để đăng ký thông tin; bán SIM trả trước hoặc thiết bị đầu cuối di động trả trước (loại không dùng SIM) đã được đăng ký thông tin thuê bao của người khác sẽ áp dụng mức phạt từ 2 triệu - 5 triệu đồng.
Những điểm giao dịch tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao trả trước khi không được ủy quyền theo quy định; không báo cáo với doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao sẽ bị phạt từ 5 triệu - 8 triệu đồng; nếu không xây dựng kế hoạch quản lý và quy trình đăng ký thông tin, thực hiện ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao trả trước không đúng quy định bị áp dụng mức phạt từ 8 - 10 triệu đồng.
Ngoài ra, những hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao di động trả trước hòa mạng mới đối với chủ thuê bao cung cấp đầy đủ thông tin thuê bao trả trước theo quy định với số lượng từ 100 thuê bao đến dưới 300 thuê bao sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng; nếu từ 300 đến dưới 500 thuê bao mức phạt sẽ tăng lên 10 - 15 triệu đồng, trên 500 thuê bao bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng...
Nghị định 50 cũng quy định, đối với các nhà khai thác di động, nếu khai thác chấp nhận thông tin thuê bao di động trả trước do chủ điểm giao dịch không được ủy quyền cung cấp; không kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký thông tin thuê bao trả trước của chủ điểm giao dịch theo quy định; không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao trả trước cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng.
Đối với những nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động, nếu không triển khai hoặc việc triển khai cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động trả trước không đảm bảo thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin theo quy định; không chấm dứt việc ủy quyền cho chủ điểm giao dịch sử dụng thông tin trên chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình hoặc của người khác để khai báo kích hoạt thuê bao di động trả trước trái quy định... sẽ bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng.
Đồng thời, nghị định trên cũng quy định, nếu vi phạm, các tổ chức, cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật và khắc phục hậu quả.
Nghị định 50 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2009.
Theo Nghị định số 50/2009/NĐ-CP, những trường hợp sử dụng thông tin trên giấy chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội nhân dân, chứng minh công an nhân dân (gọi chung là chứng minh thư), sử dụng hộ chiếu của người khác hoặc cung cấp thông tin không chính xác để đăng ký thông tin của mình; không đăng ký thay đổi thông tin khi thay đổi chủ thuê bao sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng.
Những trường hợp sử dụng thông tin trên chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký thông tin hoặc kích hoạt thuê bao cho nguời khác; sử dụng giấy tờ không phải là chứng minh thư hay hộ chiếu để đăng ký thông tin; bán SIM trả trước hoặc thiết bị đầu cuối di động trả trước (loại không dùng SIM) đã được đăng ký thông tin thuê bao của người khác sẽ áp dụng mức phạt từ 2 triệu - 5 triệu đồng.
Những điểm giao dịch tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao trả trước khi không được ủy quyền theo quy định; không báo cáo với doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao sẽ bị phạt từ 5 triệu - 8 triệu đồng; nếu không xây dựng kế hoạch quản lý và quy trình đăng ký thông tin, thực hiện ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao trả trước không đúng quy định bị áp dụng mức phạt từ 8 - 10 triệu đồng.
Ngoài ra, những hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao di động trả trước hòa mạng mới đối với chủ thuê bao cung cấp đầy đủ thông tin thuê bao trả trước theo quy định với số lượng từ 100 thuê bao đến dưới 300 thuê bao sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng; nếu từ 300 đến dưới 500 thuê bao mức phạt sẽ tăng lên 10 - 15 triệu đồng, trên 500 thuê bao bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng...
Nghị định 50 cũng quy định, đối với các nhà khai thác di động, nếu khai thác chấp nhận thông tin thuê bao di động trả trước do chủ điểm giao dịch không được ủy quyền cung cấp; không kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký thông tin thuê bao trả trước của chủ điểm giao dịch theo quy định; không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao trả trước cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng.
Đối với những nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động, nếu không triển khai hoặc việc triển khai cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động trả trước không đảm bảo thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin theo quy định; không chấm dứt việc ủy quyền cho chủ điểm giao dịch sử dụng thông tin trên chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình hoặc của người khác để khai báo kích hoạt thuê bao di động trả trước trái quy định... sẽ bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng.
Đồng thời, nghị định trên cũng quy định, nếu vi phạm, các tổ chức, cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật và khắc phục hậu quả.
Nghị định 50 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2009.