Tập đoàn PAN muốn tăng tỷ lệ nắm giữ tại FMC lên 51,12%

Hà Anh
Chia sẻ

PAN thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC-HOSE)...

Tháng 4/2021, FMC, bao gồm Khang An Co. chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, bằng 131% so cùng kỳ năm trước.
Tháng 4/2021, FMC, bao gồm Khang An Co. chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, bằng 131% so cùng kỳ năm trước.

Theo đó, Tập đoàn PAN đã đăng ký mua hơn 5,96 triệu cổ phiếu FMC, nhằm tái cấu trúc sở hữu mảng kinh doanh thực phẩm của PAN theo kế hoạch của Tập đoàn.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh, thời gian dự kiến từ ngày 17/5 đến ngày 15/6/2021. Nếu giao dịch thành công, Tập đoàn PAN sẽ nâng sở hữu tại FMC từ 24,12 triệu cổ phiếu, chiếm 40,99% lên 30,08 triệu cổ phiếu, chiếm 51,12% vốn tại FMC.

Hiện trên thị trường, đóng cửa phiên 13/5, cổ phiếu FMC đứng tại mức giá tham chiếu 32.000 đồng/cổ phiếu và tạm tính với mức thị giá này, Tập đoàn Pan sẽ phải chi khoảng 190 tỷ đồng để sở hữu được số cổ phiếu trên.

Mới đây, HĐQT PAN thông qua việc góp 100 tỷ đồng vào CTCP Thực phẩm Khang An, vốn điều lệ của Khang an sau khi tăng vốn là 350 tỷ đồng nhằm đầu tư nhà máy chế biến sâu cho tôm, đầu tư vùng nuôi tôm và tỷ lệ sở hữu trực tiếp là 28,57%. Nguồn vốn lấy từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Đến 31/3/2021, FMC đang sở hữu 77,09% vốn điều lệ tại Thực phẩm Khang An.

Trước đó, FMC cho biết tháng 4/2021, FMC, bao gồm Khang An Co. chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, bằng 131% so cùng kỳ năm trước; sản xuất nông sản 114 tấn so 175 tấn năm trước.

Doanh số chung đạt 16,4 triệu USD, bằng 146% so cùng kỳ năm 2020 - trong đó doanh số KAC đạt 26% (kế hoạch 25%). FMC cho biết, trong bối cảnh toàn ngành tôm tăng trưởng một con số, các số liệu nêu trên là khả quan. Đồng thời, trại nuôi tôm đang tiến triển tốt, tôm tăng trưởng đều và nhanh.

Về xây dựng nhà máy mới: Nhà máy của KAC đã lợp mái và nhà máy của FMC đang thi công phần hạ tầng.

Bên cạnh đó, FMC cũng cho biết, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, đã triển khai các đơn vị luôn đề cao giải pháp 5K, có sự chuẩn bị, dự trữ các vật tư cần thiết cho trại tôm và tình trạng giá cước quốc tế chưa giảm nhiệt cũng coi là một bất lợi không nhỏ cho tất cả doanh nghiệp có hàng xuất khẩu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con