Thượng viện Mỹ bất ngờ nói “không” với kế hoạch giải cứu ngành ôtô
Trong một động thái gây sốc, Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu chống kế hoạch 14 tỷ USD giải cứu ngành công nghiệp xe hơi nước này
Trong một động thái gây sốc, Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu chống kế hoạch 14 tỷ USD giải cứu ngành công nghiệp xe hơi của nước này. Đây thực sự là một đòn giáng mạnh vào các hãng xe hơi hàng đầu nước Mỹ đang sắp cạn sạch tiền mặt sau một thời gian dài nỗ lực kêu cứu.
Cuộc bỏ phiếu nói trên diễn ra đêm ngày 11/10, tức cuối buổi sáng nay theo giờ Việt Nam, với kết quả 52 phiếu thuận và 35 phiếu chống. Tuy nhiên, theo quy định, để được thông qua, dự luật này đòi hỏi phải có ít nhất 60 phiếu thuận của các thượng nghị sỹ. Trước khi diễn ra bỏ phiếu, các cuộc thảo luận nhằm điều chỉnh kế hoạch giải cứu này đã thất bại.
Động thái từ chối kế hoạch này của Thượng viện Mỹ diễn ra đúng một ngày sau khi dự luật được Hạ viện thông qua.
Phát ngôn viên Tony Fratto của Nhà Trắng cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Bush sẽ “cân nhắc các lựa chọn khác” sau khi những nỗ lực hỗ trợ ngành xe hơi trong Quốc hội Mỹ bị đặt dấu chấm hết sau lần bỏ phiếu này tại Thượng viện.
Như vậy, bất chấp thực tế hai hãng xe hàng đầu nước Mỹ là General Motors (GM) và Chrysler đang ở bên bờ vực phá sản, Thượng viện Mỹ đã kiên quyết nói không với dự luật giải cứu này. Các nghị sỹ đảng Cộng hòa từ đầu vẫn cho rằng, nước Mỹ sẽ không thể cứu ngành công nghiệp ôtô, và việc giải cứu chỉ làm tốn tiền thuế của dân.
Trước đó, đã có những dự báo cho rằng, sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ với hơn 3 triệu việc làm ngay giữa lúc kinh tế Mỹ suy thoái sẽ là một thảm họa đối với nước này. Ngay trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi đã lên tiếng cảnh báo rằng, kinh tế Mỹ lúc này cần kế hoạch giải cứu cho ngành ô tô được thông qua, nếu không, có thể sẽ có thêm 1 triệu người Mỹ thất nghiệp.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu trên, hãng GM ra tuyên bố: “Chúng tôi thất vọng sâu sắc về việc Thượng viện đã không thể đạt được thỏa thuận giải cứu sau những nỗ lực của cả hai đảng. Chúng tôi sẽ xem xét các lựa chọn của mình để tiếp tục hoạt động cải tổ và tìm nguồn lực cần thiết để vượt khủng hoảng”.
Tuy nhiên, trên các tờ báo của Mỹ hôm nay đã xuất hiện thông tin hãng GM thuê luật sư để tư vấn về việc phá sản. GM và Chrysler đã cho hay, họ sẽ cạn sạch tiền nếu không được bơm vốn trước cuối tháng 12 năm nay. Riêng hãng Ford thì có đủ khả năng tài chính và chưa cần tới tiền viện trợ của Chính phủ.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, ông Harry Reid nhận xét, hàng triệu người Mỹ, không chỉ các công nhân làm trong ngành công nghiệp xe hơi, mà nhân viên các công ty bán xe, cho thuê xe, cung cấp các dịch vụ xe hơi… sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. “Đây sẽ là một Giáng sinh tồi tệ đối với nhiều người, vì kết quả bỏ phiếu ngày hôm nay ở đây”, ông Reid nói.
Sau khi kết quả bỏ phiếu trên dược công bố, thị trường chứng khoán toàn cầu cùng sụt giảm. Giới quan sát dự báo, phiên giao dịch ngày thứ Sáu sẽ là một phiên giao dịch tồi tệ của Phố Wall.
Theo Thượng nghị sỹ Cộng hòa Christopher Dodd, người dẫn đầu các cuộc đàm phán, vấn đề cuối cùng không thể đi tới thống nhất giữa hai đảng trong gói giải cứu này là việc một thành viên bên phía đảng Cộng hòa yêu cầu các công nhân ô tô Mỹ trong nghiệp đoàn chấp nhận giảm lương vào năm tới, thay vì muộn hơn, để có mức lương ngang với mức lương của các công nhân ô tô Mỹ khác làm việc cho các hãng xe hơi nước ngoài như Toyota.
(Theo CNN, Bloomberg)
Cuộc bỏ phiếu nói trên diễn ra đêm ngày 11/10, tức cuối buổi sáng nay theo giờ Việt Nam, với kết quả 52 phiếu thuận và 35 phiếu chống. Tuy nhiên, theo quy định, để được thông qua, dự luật này đòi hỏi phải có ít nhất 60 phiếu thuận của các thượng nghị sỹ. Trước khi diễn ra bỏ phiếu, các cuộc thảo luận nhằm điều chỉnh kế hoạch giải cứu này đã thất bại.
Động thái từ chối kế hoạch này của Thượng viện Mỹ diễn ra đúng một ngày sau khi dự luật được Hạ viện thông qua.
Phát ngôn viên Tony Fratto của Nhà Trắng cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Bush sẽ “cân nhắc các lựa chọn khác” sau khi những nỗ lực hỗ trợ ngành xe hơi trong Quốc hội Mỹ bị đặt dấu chấm hết sau lần bỏ phiếu này tại Thượng viện.
Như vậy, bất chấp thực tế hai hãng xe hàng đầu nước Mỹ là General Motors (GM) và Chrysler đang ở bên bờ vực phá sản, Thượng viện Mỹ đã kiên quyết nói không với dự luật giải cứu này. Các nghị sỹ đảng Cộng hòa từ đầu vẫn cho rằng, nước Mỹ sẽ không thể cứu ngành công nghiệp ôtô, và việc giải cứu chỉ làm tốn tiền thuế của dân.
Trước đó, đã có những dự báo cho rằng, sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ với hơn 3 triệu việc làm ngay giữa lúc kinh tế Mỹ suy thoái sẽ là một thảm họa đối với nước này. Ngay trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi đã lên tiếng cảnh báo rằng, kinh tế Mỹ lúc này cần kế hoạch giải cứu cho ngành ô tô được thông qua, nếu không, có thể sẽ có thêm 1 triệu người Mỹ thất nghiệp.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu trên, hãng GM ra tuyên bố: “Chúng tôi thất vọng sâu sắc về việc Thượng viện đã không thể đạt được thỏa thuận giải cứu sau những nỗ lực của cả hai đảng. Chúng tôi sẽ xem xét các lựa chọn của mình để tiếp tục hoạt động cải tổ và tìm nguồn lực cần thiết để vượt khủng hoảng”.
Tuy nhiên, trên các tờ báo của Mỹ hôm nay đã xuất hiện thông tin hãng GM thuê luật sư để tư vấn về việc phá sản. GM và Chrysler đã cho hay, họ sẽ cạn sạch tiền nếu không được bơm vốn trước cuối tháng 12 năm nay. Riêng hãng Ford thì có đủ khả năng tài chính và chưa cần tới tiền viện trợ của Chính phủ.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, ông Harry Reid nhận xét, hàng triệu người Mỹ, không chỉ các công nhân làm trong ngành công nghiệp xe hơi, mà nhân viên các công ty bán xe, cho thuê xe, cung cấp các dịch vụ xe hơi… sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. “Đây sẽ là một Giáng sinh tồi tệ đối với nhiều người, vì kết quả bỏ phiếu ngày hôm nay ở đây”, ông Reid nói.
Sau khi kết quả bỏ phiếu trên dược công bố, thị trường chứng khoán toàn cầu cùng sụt giảm. Giới quan sát dự báo, phiên giao dịch ngày thứ Sáu sẽ là một phiên giao dịch tồi tệ của Phố Wall.
Theo Thượng nghị sỹ Cộng hòa Christopher Dodd, người dẫn đầu các cuộc đàm phán, vấn đề cuối cùng không thể đi tới thống nhất giữa hai đảng trong gói giải cứu này là việc một thành viên bên phía đảng Cộng hòa yêu cầu các công nhân ô tô Mỹ trong nghiệp đoàn chấp nhận giảm lương vào năm tới, thay vì muộn hơn, để có mức lương ngang với mức lương của các công nhân ô tô Mỹ khác làm việc cho các hãng xe hơi nước ngoài như Toyota.
(Theo CNN, Bloomberg)