Tòa án Thái Lan ra lệnh bắt cựu Thủ tướng Yingluck
Bà Yingluck, người bị lật đổ khỏi cương vị Thủ tướng Thái Lan năm 2014, có thể lĩnh án cả thập kỷ tù giam
Một tòa án Thái Lan ngày 25/8 đã ra lệnh bắt cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, sau khi bà Yingluck không có mặt tại tòa án vào buổi sáng cùng ngày để nghe phán quyết dành cho bà.
Theo hãng tin Bloomberg, do bà Yingluck không có mặt, tòa tuyên bố hoãn phán quyết trên tới ngày 27/9.
Lúc đầu, luật sư của bà Yingluck là ông Norawit Larlaeng nói với tòa rằng thân chủ của mình bị chóng mặt và không thể tới tòa, nhưng bồi thẩm đoàn không tin điều này. Sau đó, ông Norawit nói với các nhà báo rằng chính ông cũng không biết bà Yingluck đang ở đâu.
Bà Yingluck, ngươi bị lật đổ khỏi cương vị Thủ tướng Thái Lan trong một cuộc đảo chính hồi năm 2014, có thể lĩnh án cả thập kỷ tù giam nếu bị kết án với tội danh sơ suất, không hạn chế thiệt hại trong chương trình trợ giá lúa gạo trị giá 26 tỷ USD mà Chính phủ của bà theo đuổi. Và Yingluck phủ nhận cáo buộc này, nói rằng vụ xét xử hai năm qua đối với bà là có động cơ chính trị.
Bản ánh dành cho bà Yingluck có nguy cơ khơi lại những rạn nứt ở Thái Lan - sự chia rẽ đã dẫn tới những cuộc xung đột bạo lực trong suốt một thập kỷ qua giữa phe thân hoàng gia ở thành thị và tầng lớp dân nghèo ở nông thôn thân cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai của bà Yingluck. Những người thân cận với ông Thaksin đã thắng trong suốt 5 cuộc bầu cử gần đây nhất ở Thái Lan, nhưng rồi lại bị tòa án hoặc quân đội nước này đẩy khỏi vị trí quyền lực.
Sau khi Chính phủ Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 2006, ông Thaksin đã sống lưu vong ở nước ngoài để tránh phải ngồi tù vì tộ danh tham nhũng. Bà Yingluck, em gái ông, trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan sau cuộc bầu cử vào năm 2011, và đó cũng là cuộc bầu cử gần đây nhất của Thái Lan.
Bà Yingluck bị luận tội vào năm 2015 và bị cấm tham gia hoạt động chính trị trong vòng 5 năm sau khi bị cáo buộc tham nhũng trong chương trình thu mua lúa gạo với giá cao hơn thị trường để hỗ trợ người nghèo. Bà cũng bị tuyên phạt 35 tỷ baht, tương đương 1 tỷ USD, vì những cáo buộc nói bà sơ suất trong việc giám sát chương trình trợ giá lúa gạo.
Hôm thứ Năm tuần này, bà Yingluck kêu gọi những người ủng hộ bà không tụ tập bên ngoài tòa án xét xử bà ở Bangkok, bởi chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đang tăng cường các biện pháp an ninh để ngăn bất ổn.
Chính quyền quân sự Thái Lan đã siết kiểm soát các hoạt động chính trị kể từ khi lên cầm quyền cách đây 3 năm, cam kết sẽ lập lại ổn định ở nước này. Quãng thời gian quân đội Thái Lan nắm quyền hiện nay là dài nhất kể từ thập niên 1970. Sau khi Thái Lan chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932, các cuộc đảo chính đã liên tiếp xảy ra ở nước này.
Việc ban hành một hiến pháp mới vào tháng 4 vừa qua đã mở đường cho khả năng Thái Lan lập lại nền dân chủ vào năm 2018, nhưng thời hạn bầu cử vẫn chưa được công bố. Trong một bài phát biểu vào ngày thứ Năm, ông Prayuth nói Thái Lan sẽ sớm trở lại với con đường dân chủ.
Theo hãng tin Bloomberg, do bà Yingluck không có mặt, tòa tuyên bố hoãn phán quyết trên tới ngày 27/9.
Lúc đầu, luật sư của bà Yingluck là ông Norawit Larlaeng nói với tòa rằng thân chủ của mình bị chóng mặt và không thể tới tòa, nhưng bồi thẩm đoàn không tin điều này. Sau đó, ông Norawit nói với các nhà báo rằng chính ông cũng không biết bà Yingluck đang ở đâu.
Bà Yingluck, ngươi bị lật đổ khỏi cương vị Thủ tướng Thái Lan trong một cuộc đảo chính hồi năm 2014, có thể lĩnh án cả thập kỷ tù giam nếu bị kết án với tội danh sơ suất, không hạn chế thiệt hại trong chương trình trợ giá lúa gạo trị giá 26 tỷ USD mà Chính phủ của bà theo đuổi. Và Yingluck phủ nhận cáo buộc này, nói rằng vụ xét xử hai năm qua đối với bà là có động cơ chính trị.
Bản ánh dành cho bà Yingluck có nguy cơ khơi lại những rạn nứt ở Thái Lan - sự chia rẽ đã dẫn tới những cuộc xung đột bạo lực trong suốt một thập kỷ qua giữa phe thân hoàng gia ở thành thị và tầng lớp dân nghèo ở nông thôn thân cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai của bà Yingluck. Những người thân cận với ông Thaksin đã thắng trong suốt 5 cuộc bầu cử gần đây nhất ở Thái Lan, nhưng rồi lại bị tòa án hoặc quân đội nước này đẩy khỏi vị trí quyền lực.
Sau khi Chính phủ Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 2006, ông Thaksin đã sống lưu vong ở nước ngoài để tránh phải ngồi tù vì tộ danh tham nhũng. Bà Yingluck, em gái ông, trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan sau cuộc bầu cử vào năm 2011, và đó cũng là cuộc bầu cử gần đây nhất của Thái Lan.
Bà Yingluck bị luận tội vào năm 2015 và bị cấm tham gia hoạt động chính trị trong vòng 5 năm sau khi bị cáo buộc tham nhũng trong chương trình thu mua lúa gạo với giá cao hơn thị trường để hỗ trợ người nghèo. Bà cũng bị tuyên phạt 35 tỷ baht, tương đương 1 tỷ USD, vì những cáo buộc nói bà sơ suất trong việc giám sát chương trình trợ giá lúa gạo.
Hôm thứ Năm tuần này, bà Yingluck kêu gọi những người ủng hộ bà không tụ tập bên ngoài tòa án xét xử bà ở Bangkok, bởi chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đang tăng cường các biện pháp an ninh để ngăn bất ổn.
Chính quyền quân sự Thái Lan đã siết kiểm soát các hoạt động chính trị kể từ khi lên cầm quyền cách đây 3 năm, cam kết sẽ lập lại ổn định ở nước này. Quãng thời gian quân đội Thái Lan nắm quyền hiện nay là dài nhất kể từ thập niên 1970. Sau khi Thái Lan chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932, các cuộc đảo chính đã liên tiếp xảy ra ở nước này.
Việc ban hành một hiến pháp mới vào tháng 4 vừa qua đã mở đường cho khả năng Thái Lan lập lại nền dân chủ vào năm 2018, nhưng thời hạn bầu cử vẫn chưa được công bố. Trong một bài phát biểu vào ngày thứ Năm, ông Prayuth nói Thái Lan sẽ sớm trở lại với con đường dân chủ.