Trung Quốc mở chiến dịch giúp doanh nghiệp xuất khẩu bán hàng trong nước

Bình Minh
Chia sẻ

Các “gã khổng lồ” thương mại điện tử của Trung Quốc gồm Alibaba, JD.com và Pinduoduo đang dẫn đầu các công ty internet của nước này trong việc triển khai những sáng kiến ​​trị giá hàng tỷ USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu truyền thống Trung Quốc chuyển sang bán hàng trong nước...

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.

Đây là một phần của chiến dịch quốc gia nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động từ cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ - theo tờ báo Financial Times.

Alibaba đã thành lập một bộ phận chuyên trách để tìm nguồn hàng từ các nhà xuất khẩu tại hơn 10 tỉnh trên khắp Trung Quốc. Taobao và Tmall - các sàn thương mại điện tử của Alibaba, đã hứa sẽ trả hoa hồng cao hơn và hiển thị tốt hơn trên nền tảng của họ để khuyến khích ít nhất 10.000 nhà xuất khẩu bán 100.000 mặt hàng. Chuỗi siêu thị Freshippo của Alibaba cũng cho biết đã tạo ra các “kênh xanh” đặc biệt để các doanh nghiệp vốn chỉ xuất khẩu bán sản phẩm trên kệ hàng trong nước.

Pinduoduo trước đó đã phản hồi về việc những người bán hàng trên chi nhánh quốc tế Temu của công ty bị ảnh hưởng bởi động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt chính sách miễn thuế quan đối với các gói hàng trị giá thấp (de minimis) được vận chuyển từ nước ngoài vào Mỹ kể từ ngày 2/5. Pinduoduo đã hứa sẽ đầu tư 100 tỷ Nhân dân tệ (13,7 tỷ USD) để giúp người bán hàng trên nền tảng của công ty “xoay trục và nâng cấp”.

Ngoài việc Mỹ hủy bỏ chính sách miễn thuế “de minimis” đối với các gói hàng nhỏ có giá trị dưới 800 USD, người bán hàng Trung Quốc còn phải đối mặt với mức thuế 145% mà ông Trump áp lên hàng hóa nước này, đồng nghĩa việc nhiều hàng hóa “made in China” có thể mất khả năng cạnh tranh ở thị trường Mỹ.

Về phần mình, nền tảng bán lẻ trực tuyến JD.com đã công bố một quỹ 200 tỷ nhân dân tệ để mua sản phẩm từ các nhà xuất khẩu địa phương trong năm tới. Chủ sở hữu WeChat là công ty Tencent, dịch vụ giao hàng Meituan, và ByteDance - công ty sở hữu các ứng dụng video ngắn TikTok và Douyin - cũng đang triển khai các chương trình tương tự.

Công cụ tìm kiếm Baidu cho biết sẽ cho phép 1 triệu công ty quảng cáo miễn phí sản phẩm trong các buổi phát trực tiếp của mình với sự trợ giúp của “con người ảo” do AI tạo ra. Ứng dụng gọi xe DiDi có kế hoạch đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ để “ổn định việc làm và thúc đẩy tiêu dùng, cũng như hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước “vươn ra toàn cầu” - công ty cho biết.

Ông Li Chengdong, người sáng lập công ty tư vấn thương mại điện tử Haitun có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng những cân nhắc chính trị đã thúc đẩy các công ty công nghệ Trung Quốc “tự nguyện đảm nhận trách nhiệm xã hội”. “Cảm giác đoàn kết đã thúc đẩy mỗi công ty Trung Quốc làm bất cứ điều gì có thể. Vào cuộc tại thời điểm quan trọng này cũng mang lại cho họ lợi ích về mặt danh tiếng”, ông Li nhận xét.

Ông Li chỉ ra rằng không cần có sự can thiệp chính thức từ phía Chính phủ, vì “sự nhạy cảm chính trị” của các công ty đủ mạnh để hướng dẫn các quyết định như vậy.  “Người tiêu dùng cũng đang theo dõi chặt chẽ những công ty công nghệ lớn này. Bởi vậy, các công ty phải chú ý đến ý kiến ​​của công chúng và đưa ra những lựa chọn thương mại khôn ngoan”, ông nói.

Các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã được Bắc Kinh nhắc nhở về trách nhiệm xã hội của họ kể từ sau giai đoạn các doanh nghiệp này bị siết chặt kiểm soát vào năm 2020. Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với các doanh nhân công nghệ hàng đầu vào tháng 2 năm nay, bao gồm Jack Ma của Alibaba, Pony Ma của Tencent và Wan Xing của Meituan. Cuộc gặp này được xem như như một dấu hiệu cho thấy sự kiểm soát đã bắt đầu được nới lỏng.

Trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ và cuộc chiến thuế quan leo thang với Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra gián đoạn. Bộ Thương mại nước này gần đây đã tổ chức các cuộc đàm phán với các hiệp hội thương mại, chuỗi siêu thị và nhà phân phối về cách giúp các nhà xuất khẩu khám phá các kênh bán hàng trong nước. Trong một cuộc họp tại Bắc Kinh vào tuần trước, Bộ Thương mại đã hứa sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước đối phó với “cú sốc bên ngoài”.

Ngoài ra còn có dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc mua hàng vì lòng yêu nước và sự hỗ trợ có tổ chức dành cho thị trường chứng khoán nước này từ một “đội ngũ quốc gia” gồm các quỹ đầu tư nhà nước và các công ty tiến hành các đợt mua cổ phiếu mỗi khi thị trường sụt giảm.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con