Đó là một trong những phát hiện đáng chú ý của Nghiên cứu Tài Chính Toàn Diện tại Đông Nam Á, thực hiện bởi CIIP (Temasek Trust, Singapore) công bố tháng 6 vừa qua. Đáng ngạc nhiên hơn là đến 70% người dân Đông Nam Á không thể tiếp cận sản phẩm tín dụng chính thống. Vì không có lựa chọn an toàn, bộ phận lao động có thu nhập trung bình/thấp dễ bị lợi dụng bởi các sản phẩm lãi suất cao, chi phí không minh bạch, rủi ro và thiếu công bằng.
Các sản phẩm tài chính số trên nền tảng công nghệ, với sự bắt tay của nhiều bên, đang mở ra nhiều mô hình mới, giảm thiểu rủi ro/chi phí và dễ dàng tiếp cận với đa số người dùng phổ thông. Nổi bật trong số đó là Chi lương Linh hoạt – phát triển mạnh mẽ từ châu Âu, Mỹ cho đến châu Phi và Đông Nam Á. Vui App là đại diện duy nhất cho mô hình Chi lương Linh hoạt của Việt Nam tham gia vào nghiên cứu của CIIP lần này.
Các tập đoàn đầu ngành đang chạy đua áp dụng Chi lương Linh hoạt trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau Covid-19, khi bài toán an sinh cho người lao động cũng trở thành bài toán ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hợp tác với nền tảng công nghệ cung cấp Chi lương Linh hoạt, doanh nghiệp cho phép người lao động nhận tiền lương tức thì ngay khi ngày công được ghi nhận, thay vì trả lương cố định 1 tháng 1 lần (xem sơ đồ hoạt động mô hình trong hình dưới đây).
Tự động hoá dựa trên đồng bộ dữ liệu, dòng tiền chảy nhanh hơn, linh hoạt hơn. Mô hình này không gia tăng chi phí vận hành, hay chi phí nhân sự nhưng có ý nghĩa như một sự “trợ cấp”, một phúc lợi an sinh cho người lao động. Nghiên cứu của CIIP trên mẫu 2.000 người lao động đã chỉ ra: “tiền lương về nhanh hơn” có tác động tích cực đến sức khoẻ tài chính của người lao động. Nghiên cứu đã đi sâu vào tác động của Chi lương Linh hoạt trên cả 5 khía cạnh:
2.000 người dùng tham gia vào nghiên cứu của CIIP là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp đầu ngành như Central Retail Vietnam (BigC, Nguyễn Kim,...), GS25, Gỗ Đức Thành, Kangaroo,... đã nhận lương linh hoạt từ 4 tháng trở lên, cho thấy những thay đổi tích cực, thể hiện qua:
Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra đây là giải pháp “win-win" cho cả hai bên doanh nghiệp và người lao động, khi đóng vai trò như một phúc lợi tối ưu chi phí mà mang lại hiệu quả cao:
Nhờ sự bắt tay của doanh nghiệp và công ty công nghệ, Chi lương Linh hoạt đang phủ sóng đến hàng trăm ngàn người lao động, mở ra cơ hội tiếp cận/sử dụng dịch vụ tài chính an toàn, minh bạch, bền vững, không gây nợ nần, đồng thời giảm áp lực dòng tiền cho doanh nghiệp.
Đơn giản, tối ưu, chi phí thấp, giải pháp này phù hợp với lực lượng lao động đa dạng, quy mô lớn, từ công nhân nhà máy, nông dân đến nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,... từ thành thị đến nông thôn. Việc Chi lương Linh hoạt đang phổ biến rộng rãi trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã khẳng định bước tiến của các doanh nghiệp trong vai trò giải quyết bài toán lớn của xã hội và chủ động xây dựng nền tảng an sinh - Đây là cơ sở tạo nên sức bền sản xuất cho các doanh nghiệp trong thời kỳ biến động, tương lai khó đoán.
VnEconomy 29/09/2023 08:00
08:00 29/09/2023