Honda tìm cách tách chuỗi cung ứng không phụ thuộc vào Trung Quốc

Khôi Nguyên
Trước các vấn đề về tình hình Covid-19 và căng thẳng toàn cầu gia tăng, động thái mới nhất của Honda sẽ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng trên thị trường.
Honda đang tìm cách tách sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng liên quan đến Trung Quốc.
Honda đang tìm cách tách sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng liên quan đến Trung Quốc.

Tờ báo Nhật Bản Sankei đưa tin, không trích dẫn bất kỳ nguồn cụ thể nào, cho rằng Honda vẫn sẽ tiếp tục sản xuất xe ở Trung Quốc và cung cấp phụ tùng cho những loại xe đó trong nước, đồng thời xây dựng một chuỗi cung ứng riêng cho các loại xe được sản xuất bên ngoài đất nước hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Một người phát ngôn của Honda giấu tên cho biết quyết định chưa được công ty công bố, nhưng họ đang làm việc để xem xét các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong chuỗi cung ứng của mình.

Người này nói: “Việc xem xét chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và phòng ngừa rủi ro là những yếu tố cần được xem xét, nhưng nó không hoàn toàn giống với mục tiêu của việc tách bạch”.

Theo Reuters, gần 40% sản lượng ô tô của Honda được thực hiện ở Trung Quốc trong năm tài chính cuối cùng của công ty, điều này có thể sẽ gây khó khăn cho việc phân tách hoàn toàn.

Chính phủ Nhật Bản trước đây đã khuyến khích các công ty đưa hoạt động sản xuất trở lại đảo quốc này, nhưng các nhà sản xuất ô tô ở đó vẫn khẳng định rằng việc di chuyển đột ngột sẽ là một thách thức.

Việc đóng cửa do Covid-19 trên diện rộng đã khiến sản xuất ở nhiều nhà máy ở Trung Quốc bị chậm lại trong năm nay và quốc gia này hiện đang trải qua một trong những đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến sản xuất càng chậm lại. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị đã khiến một số nhà sản xuất trên thế giới phải tìm cách ổn định đường cung ứng của họ.

Đơn cử như trong tháng này, Mazda cho biết họ đã yêu cầu các nhà cung cấp tăng lượng dự trữ tại Nhật Bản và sản xuất các linh kiện bên ngoài Trung Quốc sau khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến hoạt động sản xuất trong nước của họ bị ngừng hoạt động vào mùa xuân. Volkswagen và Mercedes, trong khi đó, gần đây đã quay sang Bắc Mỹ để tích lũy nguồn cung cấp các nguồn lực cần thiết cho xe điện.

Tin mới

“Ông lớn” trong ngành phân phối ô tô Việt sắp tham gia lắp ráp xe trong nước

“Ông lớn” trong ngành phân phối ô tô Việt sắp tham gia lắp ráp xe trong nước

Tại đại hội đồng cổ đông tổ chức hồi cuối tháng 5 vừa qua, lãnh đạo Tasco Auto, công ty trực thuộc tập đoàn Tasco dựa trên nền tảng hạ tầng hệ thống 86 đại lý xe ô tô và 14 thương hiệu xe trên toàn quốc cho biết công ty có kế hoạch phát triển dự án lắp ráp ô tô (CKD) ngay trong năm 2024 này và mục tiêu 2025 ra sản phẩm.
Pin thể rắn hút đầu tư cho Trung Quốc

Pin thể rắn hút đầu tư cho Trung Quốc

Các mốc thời gian sản xuất rõ ràng hơn và sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ đang thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư vào các dự án pin thể rắn của Trung Quốc.
#Auto Hashtag: Xiaomi làm xe điện - Rủi ro khi hãng công nghệ “tay ngang” sang sản xuất ô tô

#Auto Hashtag: Xiaomi làm xe điện - Rủi ro khi hãng công nghệ “tay ngang” sang sản xuất ô tô

Ô tô điện là một sản phẩm công nghệ hiện đại. Điều này đã thôi thúc các hãng công nghệ vốn đang thành công với những sản phẩm như điện thoại, máy tính, nay cũng muốn “tay ngang” sang sản xuất ô tô, với niềm tin sắt đá rằng thế mạnh về công nghệ của họ sẽ tạo ra những phương tiện di chuyển của tương lai. Thế nhưng, “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”. Xiaomi - “gã khổng lồ” công nghệ đang phải “chật vật” khi cưỡng ép ra mắt chiếc xe điện công nghệ đầu tiên trên thế giới. Và trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao Xiaomi làm được xe điện, và vì sao họ lại đang đối mặt với những rủi ro chưa từng thấy.