Một bộ phận của General Motors trở thành ngân hàng

Mai Phương
Bộ phận dịch vụ tài chính của hãng xe General Motors (GM) vừa được cho phép chuyển đổi thành ngân hàng
Một showroom của GM tại New Delhi, Ấn Độ. Hãng xe này đã có một năm 2008 "ác mộng" - Ảnh: AFP.
Một showroom của GM tại New Delhi, Ấn Độ. Hãng xe này đã có một năm 2008 "ác mộng" - Ảnh: AFP.
Bộ phận dịch vụ tài chính của hãng xe General Motors (GM) vừa được cho phép chuyển đổi thành ngân hàng.

Quyết định cho phép của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể xem là một “món quà” Giáng sinh dành cho hãng xe lớn nhất nước Mỹ, vì với tư cách một ngân hàng, bộ phận dịch vụ tài chính này (với tên gọi GMAC) có thể tiếp cận với nguồn vốn từ FED để vượt qua giai đoạn căng thẳng tài chính hiện nay.

Là bộ phận dịch vụ tài chính của tập đoàn GM, GMAC cung cấp tài chính cho khoảng 75% lượng xe tồn kho của các nhà phân phối của GM. GMAC cũng là nguồn cho vay chính đối với khách hàng mua xe của GM và là một trong những công ty tín dụng xe hơi hàng đầu ở Mỹ.

Tuy nhiên, trong gói giải cứu trị giá 9,4 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ cam kết dành cho GM vừa qua, GMAC không nằm trong diện được cấp vốn. Cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra đã khiến GMAC thua lỗ tổng số tiền 7,9 tỷ USD. Thị trường tín dụng ở Mỹ hiện đang ở trạng thái đóng băng, đẩy GMAC tới nguy cơ phá sản nếu không có nguồn vốn mới.

Nộp đơn lên FED xin chuyển đổi thành ngân hàng xem ra là giải pháp còn lại cuối cùng cho GMAC. Trở thành ngân hàng, GMAC sẽ được tiến cận với nguồn tiền từ kế hoạch 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính. Đồng thời, sự chuyển đổi này cũng làm gia tăng cơ hội cho GM vượt lên được những thách thức hiện nay vì bớt đi được một gánh nặng lớn.

Lý giải cho việc cấp phép cho GMAC trở thành ngân hàng, FED cho rằng, GMAC đã ở trong “tình trạng khẩn cấp”.

Trước năm 2006, GMAC thuộc sở hữu toàn phần của GM. Tuy nhiên, tới năm này, GM đã bán lại 51% cho công ty đầu tư cổ phần tư nhân Cerberus, giữ lại 49% cổ phần. Với quyết định của FED cho phép GMAC trở thành ngân hàng, GM và Cerberus sẽ giảm mạnh cổ phần nắm giữ tại GMAC, xuống mức tương ứng là 10% và 33%, đáp ứng tiêu chuẩn của một tập đoàn ngân hàng mẹ (bank holding company). Như vậy, GM và Cerberus sẽ không nắm quyền kiểm soát toàn bộ GMAC nữa mà nhường lại quyền kiểm soát cho các nhà đầu tư khác.

Quyết định của FED cho phép GMAC trở thành ngân hàng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía giới quan sát.

Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu công nghiệp ôtô Mỹ (CAR), ông David Cole, nhận xét: “Để gói giải cứu ngành ô tô hoàn chính, Chính phủ cần hỗ trợ cả bộ phận dịch vụ tài chính của ngành này. Bộ phận này thực sự gắn với sự sống còn của cả ngành công nghiệp”. Ông nói thêm: “Về cơ bản, GMAC đã tê liệt. Động thái của FED có một ảnh hưởng tích cực rất lớn tới các nhà phân phối xe và các khách hàng mua xe. Rõ ràng là FED muốn tránh một thảm hoạt có thể xảy ra cho ngành xe hơi”.

Về phần mình, GMAC rất hoan nghênh quyết định của FED. Một người phát ngôn của công ty này nói: “Đây là một bước tiến rất lớn và tích cực đối với công ty chúng tôi, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử 89 năm của công ty. Trở thành ngân hàng là giải pháp dài hạn tốt nhất cho GMAC”.

So với “người hàng xóm” - bộ phận tài chính hãng của Chrysler là Chrysler Financial - GMAC được xem là may mắn. Số phận của Chrysler Financial hiện vẫn còn đang rất bấp bênh. Đầu tháng 12 này, công ty này cho biết có thể buộc phải ngừng cấp vốn cho các nhà phân phối nếu các nhà phân phối cứ tiền tục đòi hỏi những khoản tiền lớn.

Tuy nhiên, bộ phận dịch vụ tài chính  của hãng Ford là Ford Motor Credit thì hiện vẫn đang ở trạng thái khá an toàn.

Thời gian gần đây, FED đã cho phép nhiều tập đoàn ở Mỹ trở thành ngân hàng tổng hợp như Goldman Sachs, Morgan Stanley, American Express, CIT Group… Lý do những tập đoàn này xin trở thành ngân hàng đều là khó khăn về tài chính dưới tác động của khủng hoảng.

(Theo AP, Bloomberg)

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.