Nợ mạo hiểm có thể là nguyên nhân khiến hoạt động gây quỹ ở Đông Nam Á sụt giảm
Khi hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á đã phát triển đáng kể và vốn mạo hiểm được đầu tư nhiều hơn vào khu vực, nợ mạo hiểm - một lựa chọn tài chính lý tưởng - cũng phát triển theo…
Các đợt tăng lãi suất cho vay gần đây cùng với lạm phát trên toàn cầu đã khiến các nhà đầu tư và các ngân hàng phải chi tiêu thận trọng hơn. Một báo cáo gần đây của HSBC và KPMG chỉ ra rằng các khoản đầu tư mạo hiểm ở châu Á trong năm nay khó có thể vượt qua mức cao kỷ lục 193,7 tỷ USD của năm 2021, báo hiệu tốc độ đầu tư đang chậm lại.
Để tìm hiểu thêm về hình thức đầu tư ngày càng phổ biến này, một cuộc phỏng vấn với Paul Ong, một đối tác của InnoVen Capital, đã được trang Techcollectivesea tổ chức. Đây là một trong những nền tảng cho vay và nợ mạo hiểm hàng đầu châu Á, cung cấp vốn nợ cho các dự án tăng trưởng cao chủ yếu được hỗ trợ bởi các công ty đầu tư mạo hiểm.
Ông có thể mô tả cấu trúc nợ mạo hiểm hoạt động như thế nào? Và nợ mạo hiểm khác với tài trợ vốn cổ phần như thế nào?
Nợ mạo hiểm là một loại tài trợ cho vay do các công ty được Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các tổ chức đầu tư khác hỗ trợ cung cấp.
Các khoản vay mạo hiểm thường là các khoản nợ có kỳ hạn ngắn (1-3 năm) được hoàn trả trong suốt thời gian có hiệu lực của khoản vay đó. Các giao dịch nợ mạo hiểm thường được xét theo số dư tiền mặt của công ty hoặc quy mô gây quỹ (nếu nợ được cung cấp cùng với một khoản gây quỹ).
Nợ mạo hiểm thường là một nguồn vốn ít “loãng” hơn và rẻ hơn so với huy động vốn cổ phần, và là một lựa chọn tốt cho các công ty khởi nghiệp đang tìm kiếm thêm vốn để tăng trưởng hoặc mở rộng tài chính, nhưng không chất lượng như các khoản vay thương mại truyền thống vì chúng thường thiếu tài sản hữu hình hoặc có lợi nhuận ròng trong quá khứ.
Từ quan điểm đầu tư, quỹ Nợ mạo hiểm thu hồi khoản đầu tư ban đầu và có thể tạo ra thu nhập cố định trong thời hạn giao dịch hợp đồng với một công ty (thường từ 1 đến 3 năm), trong khi Quỹ đầu tư mạo hiểm nhắm đến việc thu hồi vốn bằng cách bán vốn chủ sở hữu của một công ty khi có cơ hội rút lui (ví dụ như IPO hoặc mua lại), khung thời gian là khó dự đoán.
Điều gì đã góp phần vào sự gia tăng nợ mạo hiểm trong những năm gần đây trong khu vực?
Nợ mạo hiểm đã và đang là một công cụ hữu ích cho nhiều nhà sáng lập và doanh nhân để phát triển doanh nghiệp cũng như quỹ tài sản cá nhân tại các thị trường công nghệ phát triển hơn như Hoa Kỳ.
Khi hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á đã phát triển đáng kể trong sáu năm qua và vốn mạo hiểm cũng được đầu tư nhiều hơn vào khu vực, nợ mạo hiểm - một lựa chọn tài chính lý tưởng - cũng phát triển theo. Nợ mạo hiểm cũng trở nên hấp dẫn hơn nhờ những yếu tố thị trường trong những năm gần đây, chẳng hạn như đại dịch và môi trường vĩ mô hiện tại dẫn đến tốc độ đầu tư cổ phiếu chậm hơn.
Điều cũng góp phần vào sự gia tăng của nợ mạo hiểm là việc khởi động các sáng kiến của chính phủ, như chương trình cho vay mạo hiểm thử nghiệm 500.000.000 đô la Singapore của SPRING Singapore cung cấp cho các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh một lựa chọn tài chính mới để hỗ trợ các kế hoạch mở rộng. Các nước khác trong khu vực cũng đang áp dụng phương pháp này, chẳng hạn như quỹ thí điểm Malaysia Debt Ventures, công ty con của Bộ Tài chính Malaysia, được phân bổ để tiếp cận các doanh nghiệp chưa được quan tâm trong hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia.
Cuối cùng, Đông Nam Á vẫn là một địa điểm đầu tư hấp dẫn. Với hoạt động đầu tư mạo hiểm gia tăng trong thập kỷ qua, chúng ta cũng sẽ được chứng kiến sự phát triển hơn nữa của nợ mạo hiểm.
Theo đánh giá của ông, các khoản đầu tư sẽ phát triển như thế nào trong 12 tháng tới khi chúng ta bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế?
Môi trường lãi suất tăng đã dẫn đến một cú sốc định giá trên thị trường tài chính, điều này khiến các nhà đầu tư tư nhân thận trọng hơn về mức định giá mà họ hiện đang đầu tư. Chúng tôi tin rằng tốc độ đầu tư đã bắt đầu chậm lại, phần lớn do các nhà đầu tư ngại rủi ro hơn cũng như cảnh giác với việc đầu tư quá nhiều, cũng như nhiều công ty có đủ vốn trong tay cũng đang hoãn việc huy động vốn do tình trạng thị trường.
Tuy nhiên, có rất nhiều công ty vẫn cần huy động vốn để mở rộng kinh doanh, và một số công ty dẫn đầu thị trường có thể tìm cách xây dựng một khoản vốn dự phòng để nắm bắt bất kỳ cơ hội kinh doanh nào có thể nảy sinh trong tình hình hiện nay. Chúng tôi quan sát thấy rằng có rất nhiều nguồn vốn được huy động cho các khoản đầu tư ở Đông Nam Á mà vẫn chưa được triển khai. Do đó, dù khu vực này không bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu, nhưng chúng tôi cho rằng các hoạt động đầu tư vẫn sẽ tiếp diễn chủ yếu dưới hình thức trái phiếu chuyển đổi và cơ cấu nợ.