Hành trình đưa Nvidia vượt Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới của CEO Jensen Huang

Sơn Trần
Chia sẻ

Nvidia chính thức vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới, đẩy tài sản của CEO Jensen Huang lên khoảng 122 tỷ USD…

Ông Jensen Huang - Giám đốc Điều hành Nvidia.
Ông Jensen Huang - Giám đốc Điều hành Nvidia.

Nvidia, ông lớn Hoa Kỳ chuyên phát triển bộ xử lý đồ hoạ và công nghệ chipset, trở thành một trong những người thành công nhất trong cơn sốt đầu tư AI, và thời kỳ thịnh vượng vẫn đang diễn ra với gã khổng lồ bán dẫn này, theo Business Insider.

Mỗi khi cổ phiếu tăng mạnh, người hưởng lợi nhất chính là đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Jensen Huang. Tài sản ròng của ông tăng phi mã trong năm qua khi nhà đầu tư đánh giá cao doanh thu và kết quả lợi nhuận vượt kỳ vọng.

Tài sản cá nhân trị giá 122 tỷ USD khiến ông Huang trở thành người giàu thứ 11 thế giới, theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg. Hôm thứ ba (5/11), vốn hóa thị trường của Nvidia đạt 3,43 nghìn tỷ USD, lật đổ Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Tài sản của ông Huang cũng vì thế mà tăng 3,3 tỷ USD chỉ trong một ngày.

Giám đốc Huang, luôn ưa thích diện áo khoác da, được cho là có một hình xăm logo Nvidia từ khi giá cổ phiếu của công ty đạt 100 USD. Phần lớn tài sản của ông Huang đến từ 3,5% cổ phần tại công ty sản xuất chip có trụ sở ở Santa Clara, theo báo cáo thường niên năm 2023 của công ty.

Mức tăng trưởng cổ phiếu Nvidia là kết quả của loạt báo cáo lợi nhuận quý ấn tượng, khi cơn sốt AI tạo sinh vẫn đang tiếp diễn.

Nvidia hiện là công ty có giá trị nhất thế giới, sau khi vượt qua Apple vào tháng 6 với mức định giá lúc đó là 3,35 nghìn tỷ USD. Công ty sản xuất chip đạt mốc 3 nghìn tỷ USD sau ba thập kỷ kể từ khi ra mắt vào năm 1993. Trong khi đó, Apple mất gần năm thập kỷ để đạt mức định giá tương tự.

CHUYỂN ĐẾN HOA KỲ TỪ KHI CÒN NHỎ

Sinh ra với cái tên Jen-hsun Huang ở Đài Bắc vào năm 1963, ông Huang trải qua một phần thời thơ ấu của mình tại Đài Loan và Thái Lan, theo Bloomberg. Vào năm 1973, do bất ổn xã hội ở Đông Nam Á, gia đình quyết định gửi ông Huang sang Hoa Kỳ sinh sống với người thân, trước khi chuyển hẳn sang định cư.

Dì và chú của ông Huang, những người mới di cư đến tiểu bang Washington thời điểm đó, vô tình gửi CEO Nvidia và anh trai của ông đến Viện Baptist Oneida ở Kentucky, nơi được coi là trường cải tạo thay vì trường phổ thông, theo cuộc phỏng vấn của ông Huang với Wired vào năm 2002.

"Và những đứa trẻ ở đó thực sự rất khó khăn", ông Huang kể lại trong cuộc phỏng vấn năm 2012. "Tất cả họ đều có dao bỏ túi, và khi đánh nhau, trẻ con đều bị thương".

Học sinh ở trường cũng phải đi làm, và nhiệm vụ của ông Huang lúc đó là dọn dẹp phòng tắm. "Tôi rất yêu bản thân mình trong thời gian đó", ông Huang nói. "Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ và học tập rất chăm chỉ".

Năm 2019, ông và vợ Lori đã quyên góp 2 triệu USD để xây dựng khu ký túc xá nữ và tòa nhà lớp học tại trường, theo trang web học viện.

YÊU THÍCH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ VÀ KỸ THUẬT ĐIỆN

Sau đó, ông Huang và anh trai chuyển đến Oregon, tái hợp với gia đình.

Trong thời gian còn là học sinh trung học Beaverton, ông từng là tay vợt bóng bàn trẻ xuất sắc được xếp hạng quốc gia, theo hồ sơ năm 2017 của Đại học Bang Oregon (OSU). Ngoài ra, CEO Huang có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật Điện từ Stanford. Ông gặp vợ mình, Lori Mills, trong năm đầu đại học.

"Khi còn nhỏ, tôi rất thích máy tính. OSU đã cho tôi thấy sự kỳ diệu của chúng", ông cho hay.

Ông Huang tốt nghiệp năm 1984, “một năm hoàn hảo để ra trường”, ông chia sẻ trong bài phát biểu khai mạc của lễ tốt nghiệp Đại học Quốc gia Đài Loan năm nay. Đây cũng là năm máy tính Mac đầu tiên ra mắt, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực máy tính cá nhân.

Sau khi tốt nghiệp OSU, ông Huang làm việc tại một số công ty sản xuất chip, như LSI Logic và Advanced Micro Devices (AMD) trong nhiều vai trò khác nhau. Ông thành lập Nvidia vào năm 1993 sau khi rời LSI Logic.

SÁNG LẬP NVIDIA KHI ĐANG ĂN TỐI TẠI DENNY'S

Năm 1993, Nvidia được thành lập tại nhà hàng Denny’s.
Năm 1993, Nvidia được thành lập tại nhà hàng Denny’s.

Nvidia được thành lập năm 1993 tại nhà hàng của Denny’s, nơi ông gặp gỡ hai người bạn Chris Malachowsky và Curtis Priem. Bộ ba tự hỏi "liệu bắt đầu một công ty đồ họa có phải là ý tưởng tốt hay không?", ông Huang chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Đại học Stanford năm 2010.

"Chúng tôi cùng nhau suy nghĩ và tưởng tượng về loại hình công ty mà chúng tôi muốn tạo ra, cũng như thế giới mà chúng tôi có thể giúp đỡ. Thật thú vị", ông nói thêm. Denny's cũng là nơi ông Huang làm việc bán thời gian khi còn là sinh viên. Ở đó, ông học được cách trở nên hòa đồng hơn.

"Tôi học rất giỏi, luôn tập trung và có động lực. Tuy nhiên, tôi lại hướng nội và vô cùng nhút nhát", ông Huang tiết lộ. "Trải nghiệm duy nhất giúp tôi thoát khỏi vỏ bọc đó là công việc phục vụ bàn tại Denny's. Tôi đã rất hoảng sợ trước viễn cảnh phải trò chuyện với người khác".

Năm nay, ông Huang 61 tuổi, lớn hơn Bill Gates và Jeff Bezos nhiều khi họ rời công ty ở độ tuổi 52 và 57. Và, ông vẫn chưa có kế hoạch nghỉ hưu. "Đối với tôi, không có gì vui hơn khi xây dựng một công ty vĩ đại chỉ trong một thế hệ với tất cả bạn bè của tôi ở đây", ông Huang cho biết.

MỘT TRONG NHỮNG CÔNG TY THÀNH CÔNG NHẤT THẾ GIỚI

Nvidia trở thành nhân tố chủ chốt trong cơn sốt AI nhờ cung cấp phần cứng cho đa số công ty lớn, như OpenAI, Google, Microsoft và Amazon. Nhu cầu phần cứng của Nvidia được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm hệ thống phần mềm tinh vi giúp việc sử dụng chip của công ty dễ dàng, cùng với sự thiếu hụt chip AI.

Ông Huang tin rằng con người đang đạt đến ngưỡng mới trong xu hướng cường điệu AI, "điện toán tăng tốc và AI tạo sinh đã đạt đến điểm bùng phát. Nhu cầu đang tăng vọt trên toàn cầu, ở mọi công ty, ngành nghề và quốc gia".

Ngoài ra, người đứng đầu Nvidia còn kiếm tiền từ công ty bằng cách bán cổ phiếu trị giá 169 triệu USD. Theo Bloomberg, CEO Huang đã bán 1,3 triệu cổ phiếu Nvidia vào tháng 6, trị giá gần 169 triệu USD.

Thương vụ này diễn ra cùng tháng khi giá trị thị trường Nvidia lần đầu đạt mốc 3 nghìn tỷ USD và nhanh chóng trở thành công ty có giá trị nhất thế giới.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con