Vì sao nhiều quốc gia cấm TikTok?

Hoàng Hà
Chia sẻ

Từ những lý do như đảm bảo cạnh tranh công bằng, bảo vệ thị trường ngoại tuyến, đến những lo ngại về bảo mật, an toàn dữ liệu, nhiều quốc gia trên thế giới đã ra những quy định chặt chẽ với TikTok...

TikTok tiếp tục đối mặt với các chính sách kiểm soát chặt chẽ của nhiều quốc gia, khi Indonesia mới đây đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đưa ra những quy định tác động lớn đến mảng kinh doanh của TikTok - khiến Indonesia trở thành quốc gia bổ sung mới nhất vào danh sách các quốc gia cấm TikTok.

Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết nước này sẽ cấm các giao dịch thương mại điện tử trên các nền tảng truyền thông xã hội để bảo vệ người bán và thị trường ngoại tuyến, đồng thời nói thêm rằng các nền tảng mạng xã hội đang đe dọa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông nói thêm rằng các quy định được đưa ra để đảm bảo cạnh tranh kinh doanh “công bằng và chính đáng” cũng như bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Lệnh cấm này giáng một đòn mạnh vào TikTok vì hãng này có ý định đầu tư hàng tỷ đô la vào Đông Nam Á, chủ yếu ở Indonesia, trong vài năm tới khi công ty Trung Quốc có kế hoạch xây dựng nền tảng thương mại điện tử của mình, TikTok Shop, ra mắt vào năm 2021 .

Indonesia là một trong những thị trường lớn nhất thế giới của TikTok Shop và là thị trường đầu tiên thử nghiệm nhánh thương mại điện tử của ứng dụng này. Theo số liệu của công ty, đất nước này ước tính có khoảng 125 triệu người dùng, bao gồm 2 triệu doanh nghiệp nhỏ trên TikTok Shop.

NHỮNG ÁN PHẠT VÀ QUY ĐỊNH CẤM TIKTOK CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Ấn Độ đã cấm nền tảng này vào giữa năm 2020 sau một tranh chấp địa chính trị với Trung Quốc, khiến ByteDance gặp thiệt hại lớn tại một trong những thị trường lớn nhất của họ, khi chính phủ trấn áp 59 ứng dụng do Trung Quốc sở hữu. Ấn Độ viện dẫn một đạo luật cho phép nước này chặn các trang web và ứng dụng vì lợi ích “chủ quyền và toàn vẹn” của đất nước.

Các quốc gia và cơ quan chính phủ – bao gồm Anh và quốc hội nước này, Úc, Canada, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu, Pháp và quốc hội New Zealand – đã cấm ứng dụng này khỏi các thiết bị chính thức.

Nền tảng thuộc sở hữu của Bytedance đã bị các cơ quan quản lý của Liên minh Châu Âu (EU) phạt khoảng 370 triệu USD vào tháng 9 vì áp dụng các biện pháp bảo vệ yếu kém đối với thông tin cá nhân của trẻ em sử dụng ứng dụng này.

Ủy ban bảo vệ dữ liệu của Ireland, cơ quan thay mặt EU đưa ra hình phạt, đã báo cáo rằng cài đặt mặc định của TikTok không bảo vệ đúng cách quyền riêng tư của trẻ em và công ty cũng không minh bạch trong việc giải thích những gì họ đang làm với dữ liệu của người dùng từ 17 tuổi trở xuống. Đây là mức phạt đầu tiên được khối 27 quốc gia ban hành đối với TikTok vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu.

Tương tự, TikTok đã bị các cơ quan quản lý quyền riêng tư của Vương quốc Anh phạt 12,7 triệu bảng vì không bảo vệ dữ liệu của trẻ em. Theo Văn phòng Ủy viên Thông tin (ICO) của Vương quốc Anh, công ty Trung Quốc đã cho phép 1,4 triệu trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng ứng dụng này vào năm 2020, bất chấp các quy định riêng của họ yêu cầu người dùng phải trên độ tuổi này mới được tạo tài khoản TikTok.

DOANH THU TIKTOK TĂNG TRƯỞNG ĐỨNG ĐẦU CẢ META PLATFORMS VÀ AMAZON.COM

Doanh thu của ByteDance đã tăng hơn 30%, vượt 80 tỷ USD vào năm 2022, sánh ngang với đối thủ truyền kiếp Tencent Holding sau khi hai nền tảng video song sinh là TikTok và Douyin thu hút sự chú ý và các nhà quảng cáo.

Bất chấp mức phạt nặng, doanh thu toàn cầu của TikTok vẫn tiếp tục tăng vọt. Nguồn: AFP
Bất chấp mức phạt nặng, doanh thu toàn cầu của TikTok vẫn tiếp tục tăng vọt. Nguồn: AFP

Ngoài ra, công ty công nghệ tư nhân có giá trị nhất thế giới đã nói với các nhà đầu tư của mình trong một bản ghi nhớ rằng doanh thu đã tăng từ khoảng 60 tỷ USD vào năm 2021. Mức tăng trưởng hai con số này đứng đầu hầu hết các công ty dẫn đầu về internet toàn cầu, bao gồm Meta Platforms và Amazon.com.

Mặc dù TikTok phải gánh các án phạt và số tiền phạt, song những khoản tiền phạt này chỉ là một giọt nước trong đại dương so với doanh thu toàn cầu của TikTok.

Dữ liệu kinh doanh ứng dụng cho thấy TikTok có 1,7 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng vào năm 2023 và công ty được dự đoán sẽ đạt hai tỷ người dùng vào cuối năm 2024.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con