Honda tham gia dự án rừng sạch đầu tiên tại Việt Nam

Đ. Thọ
Sáng 20/4, dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) đầu tiên tại Việt Nam đã được triển khai tại huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình
Tổng giám đốc Honda Việt Nam, ông Koji Onishi, tham gia trồng rừng sạch tại dự án.
Tổng giám đốc Honda Việt Nam, ông Koji Onishi, tham gia trồng rừng sạch tại dự án.
Sáng 20/4, dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) đầu tiên tại Việt Nam đã được triển khai tại huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

Đây là dự án AR-CDM đăng ký đầu tiên ở Việt Nam theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và là dự án thứ hai trên thế giới sau dự án tại Trung Quốc (đăng ký năm 2006).

Một trong những nét khác biệt cơ bản của trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch là ngoài lợi ích thông thường về lâm sản, dự án AR-CDM còn có thể thu tiền từ bán tín chỉ giảm rác thải CO2.

Theo tính toán, 309 ha rừng tái tạo của dự án sẽ hấp thụ được khoảng 41.000 tấn carbon dioxin trong 16 năm và thu hút được khoảng 320 hộ nông dân tham gia.

Dự án do Công ty Honda Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), trường Đại học Lâm nghiệp và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Sinh thái rừng phối hợp thực hiện. Trong đó Honda Việt Nam sẽ hỗ trợ dự án 3,5 tỷ đồng.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.