Hummer chính thức thuộc về người Trung Quốc

Mai Phương
GM đạt thỏa thuận bán lại thương hiệu Hummer cho tập đoàn Tengzhong Heavy Industrial Machinery của Trung Quốc
Một chiếc Hummer H3. Doanh số 9 tháng đầu năm nay của Hummer đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một chiếc Hummer H3. Doanh số 9 tháng đầu năm nay của Hummer đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hãng xe Mỹ General Motors (GM) ngày 9/10 đã chính thức đạt thỏa thuận bán lại thương hiệu Hummer cho tập đoàn công nghiệp Sichuan Tengzhong Heavy Industrial Machinery của Trung Quốc.

Thỏa thuận này khép lại một năm nỗ lực của GM nhằm “cắt đuôi” Hummer, thương hiệu đồng nghĩa với những chiếc xe cồng kềnh và  ngốn xăng như nước lã.

Trong khi đó, quyết tâm mua Hummer của Sichuan Tengzhong được xem là biểu hiện mới nhất về sự phát triển nhanh chóng và tham vọng toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc. Thỏa thuận này cũng đánh dấu lần đầu tiên các nhà đầu tư Trung Quốc thành công với tư cách là khách mua lại trong ngành công nghiêp ôtô Mỹ.

Thương vụ nhiều ý nghĩa này còn diễn ra ở ngay thời điểm mà Trung Quốc đang nổi lên thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, trong khi Chính phủ Mỹ vẫn nắm cổ phần chính trong GM sau vụ phá sản của hãng xe từng là đại gia số 1 toàn cầu này.

Sau khi được ký kết, thỏa thuận trên vẫn sẽ phải trải qua sự kiểm duyệt pháp lý tại Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Jim Taylor, quan chức GM chịu trách nhiệm thúc đẩy thương vụ này, giới chức Trung Quốc đã tỏ ý sẽ thông qua thỏa thuận.

Hiện tại, giá trị của thương vụ Hummer vẫn chưa được công bố. Một nguồn tin thân cận cho hãng tin Reuters biết, số tiền mà phía Trung Quốc có thể phải chi ra để có thương hiệu xe này vào khoảng 150 triệu USD, thấp hơn nhiều so với con số 500 triệu USD mà GM dự kiến ban đầu.

Cùng tham gia vào vụ mua lại này với Sichuan Tengzhong là một công ty có tên Lumena Resources Corp.. Theo thỏa thuận, Chủ tịch kiêm người sáng lập của Lumena sẽ nắm giữ 20% cổ phần trong liên minh mua lại Hummer, còn Tengzhong nắm 80% còn lại.

Bán Hummer là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hậu phá sản của GM. Kế hoạch này còn bao gồm việc loại bỏ các thương hiệu Saab, Opel và Saturn. Sau khi nhận tổng số tiền vay cứu trợ 50 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ, GM đã hoàn tất quá trình phá sản vào tháng 7 vừa qua. 4 thương hiệu mà GM giữ lại là Chevrolet, Cadillac, Buick và GMC.

Về phần mình, Hummer đạt mức doanh số đỉnh vào năm 2006, nhưng kể từ đó doanh số của thương hiệu xe này lao dốc dài vì suy thoái kinh tế, giá xăng dầu cao, và xe Hummer cồng kềnh không còn được người Mỹ ưa chuộng. Doanh số 9 tháng đầu năm nay của Hummer đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thương hiệu Hummer bắt nguồn từ một loại xe đa dụng có tên Humvee dùng trong quân đội Mỹ. Ban đầu, những chiếc xe này được sản xuất bởi một công ty có tên AM General. Vào năm 1999, GM đã mua lại Hummer từ AM General.

Từ một công ty máy công nghiệp ít được biết tới, Tengzhong đã “nổi như cồn” sau khi bắt đầu đàm phán mua Hummer từ GM vào tháng 6 vừa qua.

Giới phân tích cho rằng, khi đã về tay Tengzhong, Hummer sẽ gặp không ít khó khăn trong việc điều chỉnh lại hình ảnh thương hiệu cho phù hợp với tình hình mới. Ông Taylor, vị quan chức của GM, nhận định, hình ảnh thương hiệu GM sẽ phải trở nên “xanh” hơn và có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.

Theo ông Taylor, Tengzhong sẽ phải mất vài tháng để thiết lập mạng lưới phân phối và bán hàng ở cho Hummer Trung Quốc.

Trước mắt, GM sẽ tiếp tục sản xuất xe Hummer tại các nhà máy ở Mỹ và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho Tengzhong theo các điều khoản trong hợp đồng. Nhờ vậy, 3.000 việc làm trong các nhà máy sản xuất Hummer tại Mỹ sẽ được duy trì ít nhất cho tới giữa năm 2011.

(Theo Reuters)

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.