Mercedes-Benz kỳ vọng vào GLK 4Matic

Đức Thọ
Mẫu SUV cỡ trung GLK 4Matic đã gia nhập thị trường mang theo những kỳ vọng lớn của Mercedes-Benz Việt Nam
GLK 4Matic đang "một mình một ngựa" tại thị trường Việt Nam.
GLK 4Matic đang "một mình một ngựa" tại thị trường Việt Nam.
Có một cuộc trình làng ấn tượng, mẫu SUV cỡ trung GLK 4Matic đã gia nhập thị trường mang theo những kỳ vọng lớn của Mercedes-Benz Việt Nam (MBV).

Trước khi chính thức trình làng, GLK 4Matic đã có khoảng thời gian gần hai tháng được nhà sản xuất giới thiệu đến nhóm khách hàng tiềm năng nhất, đồng thời cũng là một cuộc thăm dò thị trường khá hiệu quả. Ngay lập tức, GLK 4Matic đã nhận được nhiều thông tin phản hồi tích cực từ thị trường.

Một điểm rất đáng chú ý là GLK 4Matic hiện mới chỉ được lắp ráp tại hai nơi, một là đại bản doanh Mercedes-Benz tại Đức và thứ hai chính là Việt Nam. Và để GLK 4Matic ra đời, MBV đã phải đầu tư thêm hơn 3 triệu USD vào dây chuyền lắp ráp, một khoản đầu tư không nhỏ trong bối cảnh thị trường và ngành công nghiệp ô tô đang gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại ở Việt Nam GLK 4Matic vẫn đang “một mình một ngựa” khi chưa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào. Cùng thuộc phân khúc SUV 5 chỗ ngồi đang có sự hiện diện của Ford Escape, Honda CR-V hay Toyota RAV4 song GLK 4Matic lại nằm ở một phân hạng khác hẳn.

Mặc dù mục tiêu về doanh số là không thật sự lớn khi MBV chỉ lên kế hoạch bán khoảng 400 chiếc từ nay đến cuối năm song nhà sản xuất lại đặt nhiều kỳ vọng khác vào mẫu SUV đặc biệt này.

GLK 4Matic được MBV cung cấp với mức giá từ 1,39 tỷ đồng, tương đương 77.900 USD.

GLK 4Matic sở hữu khá nhiều điểm nổi bật. Tại lễ ra mắt vào trung tuần tháng 6, ngoài việc giới thiệu sản phẩm, MBV còn cố gắng chứng minh thế mạnh của GLK 4Matic bằng việc để khách tham dự tự trải nghiệm những tính năng ưu trội của xe.

Với đoạn đường thử dài 500 mét, GLK 4Matic có cơ hội chứng minh sức mạnh động cơ với khả năng tăng tốc mạnh mẽ. Tùy vào khả năng lái xe của từng người, nhưng trong đoạn đường đó, GLK 4Matic có thể nhanh chóng đạt tốc độ 100km/giờ trong khoảng thời gian 7-8 giây.

Đến cuối đoạn đường thử, GLK 4Matic lại có cơ hội chứng minh hệ thống an toàn của mình khi phanh “cứng” lại mà vẫn đạt độ cân bằng gần như tuyệt đối đồng thời không gây ra sự trơn trượt trên đường. Sức mạnh này có được là sự phối hợp giữa hệ thống phanh tương thích, hệ thống phanh chống bó cứng và hệ thống hỗ trợ lực phanh khi phanh gấp.

Sau đoạn đường thử tốc độ, GLK 4Matic bước sang chứng minh khả năng leo dốc và bám đường của mình. Để cảm nhận tốt nhất tính năng này của xe, MBV đã cho xây một gò đất nhỏ có chiều cao 5 mét với độ dốc 35 độ.

Về khả năng leo dốc, độ dốc 35 độ hầu như không phải là “vấn đề” bởi theo giới thiệu của nhà sản xuất, GLK 4Matic có khả năng leo dốc với độ dốc lên đến 65 độ. Do vậy, ấn tượng tại cuộc thử mà GLK 4Matic đem lại là khả năng dừng giữa dốc mà không bị trượt. Tiếp đó là tính năng hỗ trợ phanh khi leo dốc. Với tính năng này, GLK 4Matic có thể tự phanh lại giữa dốc để người lái có được khoảng thời gian 1,5 giây chuyển từ chân phanh sang chân ga.

Là một mẫu SUV nhắm cả đến đặc điểm giao thông đô thị nên khả năng lội nước của GLK 4Matic cũng rất đáng chú ý. Để có được khả năng lội nước với độ sâu đến 50 cm, nhà sản xuất đã thiết kế miệng ống hút gió của GLK 4Matic lên sát nắp ca-pô, theo đó, nếu không bị nước tràn qua do hiện tượng sóng, GLK 4Matic hoàn toàn có thể vượt qua một cách an toàn tuyệt đối.

Mercedes-Benz kỳ vọng vào GLK 4Matic - Ảnh 1

Mercedes-Benz kỳ vọng vào GLK 4Matic - Ảnh 2

Mercedes-Benz kỳ vọng vào GLK 4Matic - Ảnh 3

Mercedes-Benz kỳ vọng vào GLK 4Matic - Ảnh 4

Mercedes-Benz kỳ vọng vào GLK 4Matic - Ảnh 5

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.