Toyota tuyên bố đầu tư 35 tỷ USD phát triển xe điện

Đức Anh
Hãng xe Nhật đặt mục tiêu có 30 mẫu xe thuần điện vào năm 2030...
Toyota đặt mục tiêu tăng doanh số xe thuần điện thêm 3,5 triệu chiếc mỗi năm vào năm 2030 - Ảnh: Reuters
Toyota đặt mục tiêu tăng doanh số xe thuần điện thêm 3,5 triệu chiếc mỗi năm vào năm 2030 - Ảnh: Reuters

Theo Nikkei Asia, Toyota, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, đang có kế hoạch đầu tư 4.000 tỷ Yên (35 tỷ USD) để nhắm tới có 30 mẫu xe thuần điện (xe chạy bằng pin điện – BEV) vào năm 2030.

Ông Akio Toyoda, Giám đốc điều hành (CEO) của Toyota, cho biết công ty đặt mục tiêu tăng doanh số xe thuần điện thêm 3,5 triệu chiếc mỗi năm vào cuối thập kỷ này.

Hiện tại, doanh số xe điện của Toyota chủ yếu là xe hybrid xăng-điện (HEV) – kết hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện chạy bằng pin. Còn xe thuần điện chỉ chiếm một phần nhỏ.

Theo ông Toyoda, công ty sẽ tăng đầu tư mới vào phát triển công nghệ pin điện thêm từ 500 tỷ Yên đến 2.000 tỷ Yên (tương đương từ 4,4 tỷ USD tới 17,6 tỷ USD). Đây là một phần của kế hoạch đầu tư 4.000 tỷ Yên, tương đương 35 tỷ USD, vào xe thuần điện, bao gồm cả chi phí vốn và chi phí nghiên cứu phát triển.

Đầu tháng này, Toyota đã chốt địa điểm xây nhà máy pin xe điện 1,3 tỷ USD ở Mỹ. Theo đó, hãng xe Nhật sẽ khởi công xây dựng nhà máy pin xe điện đầu tiên của hãng tại một khu đất siêu lớn ở bang North Carolina. Nhà máy sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2025 

Ông Akio Toyoda, CEO của Toyota, tại họp báo về chiến lược xe điện ngày 14/12 - Ảnh: Reuters
Ông Akio Toyoda, CEO của Toyota, tại họp báo về chiến lược xe điện ngày 14/12 - Ảnh: Reuters

“Đại gia” ô tô Nhật Bản cũng có kế hoạch đầu tư thêm 4.000 tỷ Yên nữa để phát triển các loại xe điện khác, bao gồm xe lai xăng điện, xe lai có sạc (PHEV) và xe điện hydro (FCEV).

“Trong kỷ nguyên đa dạng và chưa được khai phá này, điều quan trọng là phải thay đổi linh hoạt loại sản phẩm và số lượng sản phẩm được sản xuất, đồng thời nắm bắt xu hướng thị trường”, CEO Toyota cho biết trong buổi họp báo về chiếc lược xe điện của công ty. “Chúng tôi tin rằng việc nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong tương lai quan trọng hơn so với việc cố gắng dự đoán về một tương lai bất định. Chúng tôi muốn luôn có sẵn các lựa chọn cho khách hàng của mình cho tới khi con đường tương lai trở nên sáng tỏ”.

Với thương hiệu xa xỉ Lexus, Toyota đặt mục tiêu xe thuần điện chiếm 100% doanh số tại thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc vào năm 2030 và trên toàn cầu vào năm 2035.

Dù là một trong những công ty đi tiên phong về xe lai điện, Toyota tương đối tụt hậu trong mảng xe thuần điện so với các đối thủ toàn cầu như General Motors và Ford.

Tháng trước, tại hội nghị COP26 của Liên hợp quốc tại Scotland, hãng xe Nhật đã từ chối gia nhập nhóm gồm 6 nhà sản xuất ô tô lớn, trong đó có Volvo của Thụy Điển và Mercedes-Benz (thuộc Daimler) của Đức, ký cam kết loại bỏ ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040.

Khi đó, chia sẻ với Reuters, một giám đốc cấp cao của Toyota cho biết công ty không muốn bị xem là một nhà sản xuất xe điện, thay vào đó muốn được coi là một doanh nghiệp trung hòa carbon.

Trong cuộc họp báo ngày 14/12, ông Toyoda cho biết Toyota đặt mục tiêu trung hòa carbon tại các nhà máy của công ty vào năm 2035.

Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, xe điện trở thành xu hướng mà không nhà sản xuất nào có thể đứng ngoài.

Tháng trước, hãng xe Nhật Nissan cũng tuyên bố sẽ đầu tư 2.000 tỷ Yên (khoảng 17,6 tỷ USD) trong 5 năm tới để tăng tốc quá trình điện hóa cho dòng sản phẩm của mình. Công ty này đặt mục tiêu ra mắt 23 mẫu xe điện mới vào năm 2030, trong đó có 15 mẫu thuần điện. Từ năm 2010 đến nay, Nissan đã đầu tư 1.000 tỷ Yên cho lĩnh vực này, bao gồm đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng sạc pin xe điện.

Trong khi đó, Volkswagen cho biết sẽ đầu tư 35 tỷ Euro (39 tỷ USD) tới năm 2025 để thúc đẩy đạt mục tiêu 50% doanh số đến từ xe điện vào năm 2030. Còn hãng Daimler của Đức, General Motors của Mỹ hay Honda Motor của Nhật cũng đang có kế hoạch dừng bán xe chạy bằng động cơ đốt trong, bao gồm cả xe lai. 

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.