Toyota và SoftBank liên doanh phát triển xe tự lái

Phương Linh
Toyota đang chuyển mình từ một công ty sản xuất ôtô sang một công ty cung cấp dịch vụ liên quan tới vận tải
Đại diện Toyota và SoftBank tại họp báo công bố hợp tác ngày 4/10 - Ảnh: Nikkei.
Đại diện Toyota và SoftBank tại họp báo công bố hợp tác ngày 4/10 - Ảnh: Nikkei.

Theo tờ Nikkei, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản Toyota Motor và SoftBank Group ngày 4/10 công bố hợp tác thành lập liên doanh có tên Monet Technologies, phát triển xe tự lái cung cấp các dịch vụ vận tải như gọi xe, giao hàng vào cuối năm 2019. 

Theo đó, Toyota và SoftBank sẽ lần lượt nắm giữ 49,75 và 50,25% cổ phần của Monet, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 2 tỷ Yên (17,5 triệu USD) và tăng lên 10 tỷ Yên trong tương lai. 

Monet sẽ kết hợp công nghệ ôtô kết nối của Toyota và dữ liệu thu thập được từ các thiết bị cảm biến và smartphone của SoftBank. Công ty này dự định phát triển xe tự lái có tên "e-Palette", được sử dụng làm phương tiện giao hàng không người lái, taxi và cung cấp các dịch vụ dịch vụ như gọi xe, giao hàng, vào giữa năm 2020.

Monet cũng sẽ triển khai dịch vụ Autono-MaaS - sử dụng e-Palette và các phương tiện có thể chế biến thức ăn ngay khi đang giao hàng. Hai công ty nhắm tới mục tiêu mở rộng ra toàn cầu trong tương lai. 

Chủ tịch Toyota Akio Toyoda cho biết: "Toyota đang chuyển mình từ một công ty sản xuất ôtô sang một công ty cung cấp dịch vụ liên quan tới vận tải. SoftBank là yếu tố cần thiết trong quá trình chuyển mình đó". 

Còn Chủ tịch kiêm CEO Masayoshi Son của SoftBank nói: "Hợp tác với nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới khiến tôi vô cùng phấn khích. Chúng tôi sẽ có bước đầu tiên cùng nhau với Monet. Tôi hy vọng chúng có thể hợp tác xa hơn và có bước tiến thứ hai, thứ ba trong tương lai". 

Thông qua quỹ đầu tư gần 100 tỷ USD Vision Fund, SoftBank đã thức hiện hàng loạt thương vụ đầu tư vào các công ty gọi xe như Didi Chuxing của Trung Quốc và Grab của Singapore. Công ty này cũng cũng là trở thành cổ đông hàng đầu tại startup gọi xe Mỹ Uber Technologies sau khi đầu tư hơn 7 tỷ USD vào công ty này. 

Trong khi đó, Toyota cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Hồi tháng 6, nhà sản xuất ôtô Nhật bản công bố quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào Grab - startup gọi xe lớn nhất Đông Nam Á. Hãng này cũng tăng cường quan hệ với Grab thông qua việc đưa các giám đốc vào đội ngũ điều hành của công ty này. 

Tháng 8 vừa qua, Toyota rót 500 triệu USD vào Uber và hai công ty đang hợp tác để phát triển công nghệ xe tự lái. 

Ngành công nghiệp ôtô đang chuyển đổi sang các dịch vụ như gọi xe, xu hướng mới được gọi là Mobility-as-a-Service, hay MaaS. Đến nay, cả Toyota và SoftBank đều đã phát triển chiến lược MaaS của riêngminfh và có thể đạt được những lợi ích to lớn nếu hợp tác với nhau. 

Cũng trong ngày 4/10, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản Honda Motor tuyên bố sẽ đầu tư 2,8 tỷ USD hợp tác với General Motors để phát triển công nghệ xe tự lái, nhắm tới lượng dữ liệu khổng lồ của hãng xe Mỹ và đưa ra những cải tiến mới.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.