Một hãng xe Trung Quốc muốn mua lại Volvo

Mai Phương
Hãng sản xuất ôtô Geely Automotive của Trung Quốc ngày 8/9 cho biết họ muốn mua lại thương hiệu xe hơi Thụy Điển Volvo
Hiện Ford chưa có bình luận gì về những thông tin trên và cho biết vẫn đang “xúc tiến thỏa thuận với các bên liên quan về việc bán lại Volvo”.
Hiện Ford chưa có bình luận gì về những thông tin trên và cho biết vẫn đang “xúc tiến thỏa thuận với các bên liên quan về việc bán lại Volvo”.
Hãng sản xuất ôtô Geely Automotive của Trung Quốc ngày 8/9 cho biết họ muốn mua lại thương hiệu xe hơi Thụy Điển Volvo của hãng xe Mỹ Ford. Tới thời điểm này, Geely đang là khách hàng mua lại tiềm năng duy nhất của Volvo.

Theo ông Gui Shengyue, Giám đốc điều hành của Geely, hãng này có thể sẽ thông qua tập đoàn mẹ Geely Automobile Holdings để đàm phán việc mua lại Volvo. Ý định của Geely là mua lại toàn bộ Volvo, phù hợp với ý muốn bán lại toàn bộ thương hiệu này của Ford.

Một nguồn tin thân cận cho tờ Financial Times biết, tháng 8 vừa qua, Geely đã đề xuất mua lại Volvo và hiện đang trong quá trình đàm phán với các cơ quan chức năng và các ngân hàng về nguồn tài chính cho thương vụ mua lại này.

Cũng theo nguồn tin này, giá trị của thương vụ sẽ xấp xỉ mức 2 tỷ USD, nhưng mức giá cuối cùng còn phụ thuộc vào các điều khoản của thỏa thuận chốt giữa hai bên. Mục tiêu của Ford là thu về từ 1,5-2 tỷ USD từ việc bán Volvo.

Một nguồn tin khác cho biết, Geely muốn có Volvo vì hãng xe này muốn mua lại một thương hiệu được biết đến và được phân phối trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, công nghệ của Volvo cũng là một điểm hấp dẫn nữa đối với Geely.

Hiện Ford chưa có bình luận gì về những thông tin trên và cho biết vẫn đang “xúc tiến thỏa thuận với các bên liên quan về việc bán lại Volvo”.

Giám đốc điều hành (CEO) Alan Mulally của Ford muốn bán Volvo để tập trung vào những thương hiệu xe sản xuất đại trà của hãng này. Tuy vậy, theo một số nguồn tin, hiện Ford vẫn chưa đi tới quyết định cuối cùng về việc có bán Volvo hay không.

Xe của Volvo được sản xuất tại Thụy Điển và Bỉ, nhưng lại có thị trường lớn nhất là Mỹ. Thời gian qua, những bất lợi về tỷ giá và sự sụt giảm doanh số trên thị trường xe hạng sang đã khiến Volvo điêu đứng. Riêng trong quý 2/2009 này, Volvo đã lỗ 231 triệu USD.

Phải mất nhiều tháng để thỏa thuận cuối cùng, nếu đạt được, giữa Geely và Ford trong thương vụ này, vì thỏa thuận sẽ đòi hỏi ký kết hàng loạt hợp đồng về vấn đề cung cấp linh kiện trong tương lai, chế tạo, sản xuất, và những lĩnh vực khác liên quan giữa Ford và Volvo.

Thời gian qua, các hãng xe của Trung Quốc đã liên tục có các động thái chào mua các thương hiệu xe hơi của phương Tây.

Gần đây nhất, hãng Sichuan Tengzhong Heavy Industrial Machinery của nước này đã chào mua thương hiệu xe Hummer từ General Motors (GM). Hãng Shanghai Automotive sắp tới có thể có cổ phần trong hãng xe Saab của Thụy Điển nếu hãng này được bán cho nhà sản xuất xe hạng sang Koenigsegg.

Vào năm 2006, hãng Nanjing Automotive của Trung Quốc đã mua lại tài sản của thương hiệu MG Rover.

Về phần mình, măc dù không gặp quá nhiều khó khăn như hai đối thủ đồng hương GM và Chrysler, hãng Ford đã phải bán đi một số thương hiệu để tập trung vào thị trường trong nước.

Năm ngoái, Ford đã bán Jaguar và Land Rover cho hãng Tata của Ấn Độ. Vào năm 2007, Ford bán Aston Martin cho một nhóm nhà đầu tư đến từ Anh.

(Theo Financial Times, BBC)

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.