Tương lai ảm đạm của xe Nhật tại Mỹ

Kim Tuyến
Nhu cầu giảm, chính sách mới của tổng thống Mỹ và đồng Yên suy yếu là những nguyên nhân khiến nhiều hãng xe Nhật điêu đứng
Tình hình ảm đạm của Toyota tại thị trường Mỹ trái ngược hẳn với các đối
 thủ như General Motors, Ford Motor và Fiat Chrysler.
Tình hình ảm đạm của Toyota tại thị trường Mỹ trái ngược hẳn với các đối thủ như General Motors, Ford Motor và Fiat Chrysler.
Theo Wall Street Journal, các nhà sản xuất xe hơi của Nhật như Toyota đang đối mặt với tương lai ảm đạm khi nhu cầu tại thị trường Mỹ giảm mạnh ở phân khúc xe sedan - vốn là ưu thế của các hãng này.

Theo báo cáo mới công bố ngày 10/5, lợi nhuận năm 2016 tính tới tháng 3 vừa qua của Toyota giảm 21% và dự báo lãi ròng sẽ giảm một phần năm xuống còn 1,5 nghìn tỷ Yên (13,2 tỷ USD) trong năm nay. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp của Toyota do đồng Yên suy yếu.

Chủ tịch Toyota Akio Toyoda tỏ rõ sự không hài lòng trước tình hình này. “Đối với dòng xe thể thao, hai năm lỗ liên tiếp có nghĩa là đang thất bại. Mà tôi rất ghét thất bại”, ông Toyoda chia sẻ với báo giới.

Năm ngoái, lợi nhuận của Toyota tại tất các khu vực đều giảm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua hãng này báo lãi giảm tại khu vực Bắc Mỹ. Hãng này cũng để tuột mất danh hiệu hãng xe bán chạy nhất thế giới vào tay Volkswagen AG.

Vốn chậm thích nghi trước những thay đổi, trước sự suy giảm của thị trường xe sedan, crossover và thể thao Bắc Mỹ, Toyota phải chịu khoản lỗ 71 tỷ Yên trong ba tháng đầu năm 2017.

Một nguyên nhân nữa cho khoản lỗ trên của Toyota là chi phí bán hàng tăng. Năm ngoái, Toyota đã tăng mức ưu đãi cho khách hàng mua xe tại Mỹ thêm trung bình 250 USD/chiếc. Theo đó, mức ưu đãi của hãng này trung bình lên tới 4.000 USD, Tetsuya Otake, một lãnh đạo cấp cao của Toyota, cho biết.

Ông Otake cho biết Toyota đang thúc đẩy sản xuất dòng xe crossover, SUV và xe bán tải. Ông tỏ ra khá lạc quan với phiên bản mới của dòng xe Camry sẽ ra mắt cuối năm nay tại thị trường Mỹ.

“Phân khúc sedan đang suy giảm nhưng đây sẽ là phiên bản siêu cạnh tranh”, ông Otake cho biết.

Tại thị trường Mỹ, các hãng xe Nhật phụ thuộc vào doanh số xe sedan nhiều hơn so với các đối thủ nội địa. Năm ngoái, lần đầu tiên doanh số xe bán tải của Toyota vượt cả doanh số sedan và đây có lẽ là xu hướng trong thời gian tới.

Từ đầu năm tới nay, tổng doanh số xe sedan như Camry của Toyota tại Mỹ giảm 15%, trong khi đó, doanh số crossover và SUV tăng 8,1%, theo số liệu từ Autodata Corp.

Tình hình ảm đạm của Toyota tại thị trường Mỹ trái ngược hẳn với các đối thủ như General Motors, Ford Motor và Fiat Chrysler với các dòng xe cỡ lớn được lợi nhờ giá dầu giảm và thu nhập của người dân tăng.

Từ lâu, Toyota đã cam kết sản xuất ít nhất 3 triệu xe tại Nhật Bản, một phần bởi mục tiêu tạo việc làm trong nước. Đây là điều không khó đạt được hai năm trước, khi 1 USD đổi được 120 Yên thay vì 100 Yên như hiện nay. Toyota cũng cho biết mục tiêu của hãng là tăng tính cạnh tranh với các nhà máy đặt tại nước ngoài.

Tuy nhiên, chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump với chính sách "nước Mỹ trên hết" cũng khiến Toyota cũng như các hãng xe Nhật gặp khó. Ông Trump cho rằng thâm hụt thương mại của nước này với Nhật là do nhập khẩu xe hơi, đồng thời chỉ trích riêng Toyota với kế hoạch mở nhà máy mới tại Mexico.

Về kế hoạch thời gian tới, chủ tịch Toyota cho biết hãng này sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh số bằng cách tăng mức ưu đãi. Hiện mức ưu đãi của Toyota chỉ bằng một nửa so với trung bình thị trường.

Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến Toyota bị các đối thủ khác vượt mặt trong phân khúc crossover trên thị trường Mỹ. Trong 4 tháng đầu năm, doanh số xe CRV của Honda và Rogue của Nissan Motor đều cao hơn RAV4 của Toyota.

Toyota cho biết sẽ lên kế hoạch giảm sản xuất một số dòng xe sedan, tăng sản lượng xe crossover như C-HR compact.

Các hãng xe Nhật khác cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh trước tình hình khó khăn tại thị trường Mỹ. Đầu tuần này, hãng Subaru Corp. cũng báo cáo kết quả kinh doanh giảm so với năm trước đó, đồng thời cho biết sẽ cân nhắc giảm sản lượng tại Mỹ.

Tháng trước, Honda Motor tại Mỹ dự báo lợi nhuận hoạt động năm 2017 sẽ giảm khoảng 16% và cho biết cũng sẽ điều chỉnh sản lượng và tăng ưu đãi cho khách hàng mua xe.

Còn Nissan, hãng xe duy nhất có tăng trưởng doanh số năm 2016, cũng báo cáo doanh số giảm trong tháng 4 tại thị trường Mỹ.

Bất chấp những nỗ lực trên, Toyota cũng như các hãng xe Nhật vẫn sẽ gặp khó khi thị trường xe cho thuê và xe đã qua sử dụng tại Mỹ ngày càng sôi động. Xe đã qua sử dụng với thời gian dùng ngắn là nhân tố khiến nhu cầu và giá xe mới giảm mạnh.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.