Xe hơi bắt đầu chia ngả

An Nhi
Sau khi các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực, thị trường xe hơi đã bắt đầu chia ngả rõ rệt
Thuế tăng, các loại xe đa dụng khó bán hơn hẳn - Ảnh: Đức Thọ.
Thuế tăng, các loại xe đa dụng khó bán hơn hẳn - Ảnh: Đức Thọ.
Sau khi các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực, thị trường xe hơi đã bắt đầu chia ngả rõ rệt, với một bên là phân khúc xe nhỏ “ấm” lên và một bên là sự chững lại của phân khúc xe đa dụng.

Nhiều ý kiến đánh giá, thị trường xe hơi hiện nay đang phản ánh đúng những tác động từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Rộn ràng xe nhỏ

Khác hẳn thời gian trước 1/4, thời điểm các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt chính thức được áp dụng, không khi mua bán tại phân khúc xe hạng nhỏ đang rộn ràng hơn hẳn.

Lý do cơ bản nhất dẫn đến hiện tượng này là giá bán lẻ của đại đa số các mẫu xe nhỏ đã giảm xuống theo thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cụ thể, với mức giảm thuế suất từ 50% xuống 45%, giá bán lẻ của các loại xe nhỏ từ 5 chỗ ngồi trở xuống và có dung tích xi-lanh động cơ từ 2.000 cm3 trở xuống đã đồng loạt giảm trên dưới 2%.

Mặc dù mức giảm giá được nhiều hãng xe thực hiện đối với phân khúc này thấp hơn so với tác động thực tế từ thuế song cũng đã kích thích khá mạnh tâm lý của người tiêu dùng.

Đại diện một số đại lý Toyota tại Hà Nội cho biết, ngay sau 1/4, lượng khách hàng tìm hiểu và đặt mua hai mẫu xe Vios và Corolla Altis đã tăng thậm chí gần gấp đôi so với khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3.

Theo các đại lý, mặc dù mức giảm giá 500 – 600 USD đối với mẫu xe Vios và 700 – 800 USD đối với mẫu xe Corolla Altis là không thật sự lớn song trong bối cảnh thị trường ảm đạm, kinh tế khó khăn và đặc biệt là hầu hết các loại xe còn lại đều tăng giá, người tiêu dùng vẫn hướng nhiều hơn đến các loại xe này.

Xe đa dụng gặp khó

Trái ngược với phân khúc xe nhỏ, phân khúc xe đa dụng đang trở nên trầm lắng sau khi gần như đồng loạt tăng mạnh giá bán.

Với các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lần lượt 15%, 20% và 30% từ mức thuế suất cũ 30%, giá các loại xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi đã tăng từ 9-15% tùy theo dung tích xi-lanh động cơ.

Đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là các loại xe đa dụng có dung tích xi-lanh động cơ trên 2.000 cm đến 3.000 cm3. Với mức thuế suất tăng từ 30% lên 50%, giá các loại xe này đã được nhiều hãng điều chỉnh tăng ở mức dao động 12 – 15%.

Đây là các loại xe đang được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là xe nhập khẩu. Trong đó có thể kể đến một số mẫu xe đang bán chạy như Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe, Ford Everest…

Cũng thuộc đối tượng tăng giá song các loại xe có dung tích xi-lanh từ 2.000 cm3 trở xuống có mức tăng “dễ thở” hơn, một phần do thuế suất tăng ít hơn và một phần do mức giá cũ cũng thấp hơn.

Là đối tượng chịu tác động từ thuế mạnh mẽ nhất kéo theo mức tăng giá cũng cao nhất song do số lượng ít và đối tượng khách hàng chọn lọc hơn, các loại xe đa dụng có dung tích xi-lanh động cơ trên 3.000 cm3 theo đó cũng ít bị ảnh hưởng hơn hẳn.

Khi được hỏi, đa số các nhân viên bán hàng đều cho rằng hầu hết các loại xe này đều thuộc diện xe sang, giá cao và khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp hoặc người dân có khả năng tài chính thật sự tốt nên mức tăng giá dù có cao cũng không ảnh hưởng quá lớn đến nhu cầu mua xe.

Hiện tại, lượng khách hàng đặt mua các loại xe đa dụng đã giảm hẳn, thậm chí đối với một số mẫu xe còn rơi vào tình trạng ế ẩm. Riêng một số mẫu xe đang thuộc diện “hàng hot” như Toyota Fortuner hay Innova, lượng khách hàng đặt mua vẫn khá lớn.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.