Xe “nội” sang nhất chính thức xuất xưởng

Trí Dũng
Bộ đôi S400L và S500L ít nhiều gây sốc trên thị trường xe hơi hạng sang Việt Nam
S500L sử dụng động cơ V8 twin-turbo dung tích 4.6 lít, công suất cực đại
 455 mã lực tại dải tua máy 5.520 - 5.550 vòng/phút và mô-men xoắn cực 
đại 700 Nm tại dải 1.800 - 3.500 vòng/phút.
S500L sử dụng động cơ V8 twin-turbo dung tích 4.6 lít, công suất cực đại 455 mã lực tại dải tua máy 5.520 - 5.550 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 700 Nm tại dải 1.800 - 3.500 vòng/phút.
Mẫu sedan hạng sang cỡ lỡn Mercedes S500L vừa chính thức rời khỏi dây chuyền lắp ráp đặt ngay tại Việt Nam để có mặt trên thị trường.

Như vậy, tính đến thời điểm này, Mercedes-Benz là hãng xe hạng sang duy nhất có nhà máy tại Việt Nam và S-Class cũng chính là dòng xe “nội” sang trọng nhất. Sắp tới, mẫu xe S400L cũng sẽ tiếp bước S500L rời khỏi nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam.

Được biết, dự án lắp ráp S-Class ngay tại Việt Nam đã được khởi động từ tháng 12/2011. Sau gần hai năm chuẩn bị kỹ lưỡng toàn bộ các công đoạn đầu tư công nghệ, dây chuyền, con người..., quá trình lắp ráp xe S-Class được bắt đầu vào ngày 9/9/2013 khi khung xe đầu tiên được đóng thử nghiệm.

Ông Michael Behrens, Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam, nói việc lắp ráp S-Class thể hiện hai ý nghĩa. Thứ nhất là khẳng định về trình độ sản xuất, lắp ráp xe hơi tại Việt Nam không hề thua kém các nước tiên tiến. Thậm chí mới đây tập đoàn Daimler đã trao giải nội bộ “nhà máy tốt nhất” cho nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam. Ý nghĩa thứ hai là cam kết đầu tư lâu dài. Bởi mặc dù lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu đang rất nhanh thì Mercedes-Benz vẫn quyết định đầu tư thêm nhà máy sơn nhúng tĩnh điện hiện đại nhất thế giới của hãng.

Với mức giá bán lẻ 3,48 tỷ đồng và 4,639 tỷ đồng, bộ đôi S400L và S500L ít nhiều gây sốc trên thị trường xe hơi hạng sang Việt Nam, nhất là khi so sánh với giá bán của các đối thủ sừng sỏ đến từ BMW, Lexus, Audi.

S-Class thế hệ mới là chiếc Mercedes đầu tiên trên thế giới không sử dụng bóng đèn dây tóc mà thay vào đó là 500 đèn LED. Trong đó, 300 đèn LED sử đụng để chiếu sáng bên trong xe có thể tạo ra tới 7 sắc màu cho khoang nội thất. Xe trang bị hệ thống âm thanh vòm Burmester với hộp cộng hưởng ở phía trước

Nội thất S-Class được bao phủ bởi da và gỗ cao cấp. Các ghế ngồi có chức năng sưởi và thông gió. 2 ghế VIP phía sau trang bị chức năng massage với hiệu ứng massage chườm đá nóng. Trong khi hệ thống lọc than hoạt tính cao cấp và chức năng ion hóa oxi mang lại bầu không khí trong lành và dễ chịu cho không gian trong xe. Khách hàng cũng có thể lựa chọn 1 trong 4 hương nước hoa, chọn lựa độ đậm đặc và thời gian phát tán mùi hương. S-Class mới cũng là chiếc xe đầu tiên trang bị hệ thống dẫn đường và định vị vệ tinh toàn cầu GPS tích hợp bản đồ Việt Nam.

S500L sử dụng động cơ V8 twin-turbo dung tích 4.6 lít, công suất cực đại 455 mã lực tại dải tua máy 5.520 - 5.550 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 700 Nm tại dải 1.800 - 3.500 vòng/phút. Cùng hộp số tự động 7 cấp 7G-Tronic Plus, chiếc sedan hạng sang cỡ lớn nặng 2 tấn có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 4,8 giấy và tốc độ tối đa 250 Km/h.

Trong khi đó, S400L sử dụng động cơ V6 twin-turbo dung tích 3.0 lít, công suất cực đại 333 mã lực và mô-men xoắn cực đại 480 Nm. S400L có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 6 giây.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.