Xong phía Nam, Lexus “Bắc tiến”

Đức Thọ
Thương hiệu xe hơi Nhật Bản chính thức mở rộng ra thị trường phía Bắc
Lexus Thăng Long là đại lý đạt tiêu chuẩn 3S được phát triển theo tiêu 
chuẩn của Lexus toàn cầu với ý tưởng lấy khách hàng là trung tâm, từng 
chi tiết, từng khu vực, từng quy trình đều thực hiện kỹ lưỡng.
Lexus Thăng Long là đại lý đạt tiêu chuẩn 3S được phát triển theo tiêu chuẩn của Lexus toàn cầu với ý tưởng lấy khách hàng là trung tâm, từng chi tiết, từng khu vực, từng quy trình đều thực hiện kỹ lưỡng.
Sau một năm tập trung cho thị trường phía nam, thương hiệu xe hơi hạng sang đến từ Nhật Bản vừa chính thức mở rộng ra thị trường các tỉnh phía Bắc, bằng việc đưa đại lý Lexus Thăng Long đi vào hoạt động.

Đây được xem là một trong những đại lý ôtô rộng lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Với số vốn đầu tư gần 8 triệu USD, Lexus Thăng Long có tổng diện tích xây dựng là 2.300 m2 trong khuôn viên rộng 9.000 m2.

Riêng xưởng dịch vụ của Lexus Thăng Long có tổng diện tích hơn 1.400 m2 được đặt tại tầng 1 và tầng 2, có 24 khoang sửa chữa thiết kế ngăn nắp, hiện đại bao gồm các khu vực sửa chữa chung, sửa chữa thân vỏ, sửa chữa kỹ thuật cao, sửa chữa nhanh...

Tại khu vực xưởng tầng 1 có 7 khoang sửa chữa chung, bao gồm 5 khoang bảo dưỡng nhanh và 2 khoang sửa chữa công nghệ cao. Tại khu vực xưởng tầng 2 có 17 khoang sửa chữa thân vỏ và sơn, bao gồm 1 khoang nắn khung, 4 khoang sửa chữa đồng, 6 khoang chuẩn bị bề mặt, 4 buồng sơn sử dụng công nghệ sơn gốc nước thân thiện với môi trường, 1 khoang rửa xe và đánh bóng, và 1 khoang kiểm tra cuối cùng.

Lexus Thăng Long là đại lý đạt tiêu chuẩn 3S được phát triển theo tiêu chuẩn của Lexus toàn cầu với ý tưởng lấy khách hàng là trung tâm.

Theo đánh giá, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là thị trường có nhiều tiềm năng đối với thương hiệu Lexus. Năm 2014, với chỉ một đại lý đặt tại Tp.HCM, tổng lượng xe Lexus chính hãng bán ra đạt gần 400 chiếc. Do đó, với việc đưa đại lý phía Bắc đi vào hoạt động, sản lượng bán hàng Lexus năm 2015 có thể kỳ vọng đạt mức gấp đôi.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.