Hà Nội là một trong năm thành phố thông minh hàng đầu Đông Nam Á
Xu hướng chuyển đổi số đã và đang tạo đà phát triển cho các độ thị sáng tạo trên khắp khu vực Đông Nam Á...
Thành phố thông minh sử dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ và giải quyết các vấn đề của thành phố thông qua việc phát hiện các thách thức ngắn hạn và dài hạn do quá trình đô thị hóa đặt ra sau đó giải quyết những vấn đề này trước khi chúng trở thành những vấn đề lớn.
Công nghệ thành phố thông minh về cơ bản là một mạng lưới gồm các thiết bị được kết nối tạo ra và chia sẻ dữ liệu lên đám mây. Tất cả công nghệ này thu thập rất nhiều dữ liệu thô được phân tích sâu hơn và sử dụng để cải thiện thành phố. Người dân cũng tham gia vào công nghệ thành phố thông minh thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác. Tất cả điều này giúp cắt giảm chi phí và làm cho toàn bộ thành phố trở nên bền vững hơn.
Thị trường thành phố thông minh toàn cầu dự kiến sẽ đạt 873,7 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 13,8%. Để thành công phát triển và kết nối các thành phố thông minh trong khu vực, các nước thành viên Đông Nam Á cần phát triển cơ sở hạ tầng CNTT chất lượng và quan hệ đối tác công tư bền chặt, bên cạnh đó, cần chú ý sử dụng nguyên liệu thô bền vững. Và dưới đây là những thành phố thông minh hàng đầu tại Đông Nam Á đồng thời được đánh giá là đô thị thuận lợi nhất cho bất kỳ ai có ý định khởi nghiệp một công ty công nghệ, theo Tech Collective.
SINGAPORE
Singapore luôn là một trong những quốc gia luôn dẫn đầu về công nghệ tiên tiến. Các mục tiêu cốt lõi trong việc xây dựng thành phố thông minh của nước này bao gồm tạo ra các dịch vụ tích hợp giữa người dân và chính phủ, đưa ra các quyết định chính sách dựa trên dữ liệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách số hóa các ngành công nghiệp và dân chủ hóa khả năng tiếp cận công nghệ cho người dân. Hiện nay, Singapore đang tìm cách triển khai hoặc nâng cao các nền tảng thanh toán tích hợp, hệ thống giao dịch xuyên biên giới và nhận dạng kỹ thuật số quốc gia.
KUALA LUMPUR, MALAYSIA
Kuala Lumpur đang nỗ lực thực hiện hóa Kế hoạch Thành phố Thông minh nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của thành phố phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.
Kuala Lumpur hiện đang khuyến khích các cộng đồng kết nối cùng phát triển và trao quyền để họ sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề chẳng hạn như bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống quản lý chính phủ liền mạch, v.v. Một số công nghệ hiện được triển khai mạnh mẽ tạo quốc gia này bao gồm quản lý giao thông, Thương mại điện tử, phân tích dữ liệu, kiểm soát ô nhiễm, công trình xanh, v.v.
PHUKET, THÁI LAN
Phuket là thành phố phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch. Chính vì vậy, họ đang nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân và du khách bằng cách ngăn chặn tội phạm thông qua phân tích camera quan sát cùng thiết lập nhiều giải pháp xã hội khác để phục vụ khách du lịch.
Tuy nhiên, những thách thức mà thành phố này đang phải đối mặt xoay quanh việc phát triển các tiện ích công cộng để quản lý nước, chất thải và điện tốt hơn, đồng thời nâng cao an ninh mạng cho các công cụ nhận dạng khuôn mặt.
Các công nghệ cho dự án thành phố thông minh được Phuket thực hiện bao gồm thu thập thông tin theo thời gian thực, WiFi miễn phí và nền tảng dữ liệu thành phố (quản lý khu vực, quy hoạch cơ sở hạ tầng và tiện nghi, đồng thời cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các công ty khởi nghiệp). Phuket đang khuyến khích các công ty tư nhân giúp chính phủ thiết lập và tối đa hóa vùng phủ sóng của camera quan sát.
NEW CLARK, PHILIPPINES
Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở Trung Luzon, Cơ quan Phát triển và Chuyển đổi Căn cứ Philippines (BCDA) đã biến Thành phố New Clark thành một thành phố thông minh, bền vững và toàn diện. Theo đó, họ tập trung vào phát triển các khía cạnh như du lịch hay công nghệ thành phố theo hướng thân thiện với môi trường. New Clark hiện đang ứng dụng rộng rãi các công nghệ như tự động hóa, quản lý bất động sản theo thời gian thực, quản lý dữ liệu, hệ thống bảo mật tiên tiến, v.v.
HÀ NỘI, VIỆT NAM
Hà Nội định hướng phát triển thành một thành phố xanh và hiện đại để chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao. Hà Nội hệ thống trung tâm điều hành về phân tích dữ liệu, bảo vệ thông tin, kiểm soát giao thông và ngăn ngừa tội phạm ở nơi công cộng. Các công nghệ đang được thành phố ứng dụng mạnh mẽ bao gồm tích hợp công nghệ để cải thiện điều kiện giao thông, phần mềm giám sát an ninh cũng như các giải pháp năng lượng, y tế, môi trường và giáo dục thông minh.
Nhìn chung, các thành phố thông minh là mục tiêu phát triển tất yếu của bất kỳ thành phố tại bất kỳ quốc gia nào. Ngay cả với quy mô dân số khổng lồ, hoạt động quản lý hành chính tại các thành phố thông minh vẫn diễn ra hiệu quả đồng thời dấu chân sinh thái cũng giảm thiểu. Vì vậy, tận dụng cơ hội này, các công ty khởi nghiệp công nghệ nên cân nhắc tập trung phát triển các giải pháp vì môi trường, các công nghệ chuyển đổi dữ liệu thành những hiểu biết sâu sắc…