Thành công IPO của các startup công nghệ Ấn Độ phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài

Chia sẻ

Tại Ấn Độ, trong khi các nhà quản lý trong nước thận trọng trong việc hỗ trợ các dự án mạo hiểm non trẻ đang thua lỗ, các quỹ nước ngoài đang tận dụng cơ hội để đầu tư vào một trong những thị trường công nghệ hàng đầu châu Á này…

Thành công IPO của các startup công nghệ Ấn Độ phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài
Thành công IPO của các startup công nghệ Ấn Độ phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài

Theo Financial Times, các nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm giữ 33,3% nguồn vốn đầu tư của startup hàng đầu về dịch vụ giao đồ ăn Zomato, 22,7% công ty hậu cần Delhivery và 16,8% nhà cung cấp dịch vụ tài chính Paytm. Ngoài ra, thị phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong công ty khởi nghiệp bảo hiểm Policybazaar đã tăng gấp đôi lên gần 30%. 

Để thấy rõ sự khác biệt, đối chiếu lại những con số này trong tháng 6, thị phần vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 9,9% tại Zomato, 14,6% tại Delhivery, 3,5% tại Paytm và 15,4% tại Policybazaar. Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi lớn này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng đặt niềm tin vào các công ty đã IPO tại Ấn Độ được định giá cao mặc dù đang thua lỗ, trong khi đó, các nhà đầu tư Ấn Độ lại dè dặt với những dự án đầu tư đang mạo hiểm như vậy.

Kranthi Bathini, Giám đốc chiến lược vốn cổ phần tại công ty tư vấn WealthMills Securities, cho biết: “Các nhà đầu tư nước ngoài rất hào hứng với triển vọng ngày càng tăng của nền kinh tế Ấn Độ và về lâu dài, họ nhận thấy các công ty này có vẻ rất hứa hẹn. Họ quen với việc nhìn thấy thời kỳ khủng hoảng của các doanh nghiệp như vậy ở nước ngoài hơn là các nhà đầu tư trong nước”.

MỘT SỐ CÔNG TY ẤN ĐỘ “RỤC RỊCH” IPO 

Một số công ty có giá trị lớn như nhà bán lẻ đồ chăm sóc trẻ em FirstCry, công ty khởi nghiệp khách sạn Oyo, nhà bán lẻ kính mắt Lenskart, công ty di động Ola và công ty giao đồ ăn Swiggy đã khôi phục kế hoạch IPO. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính Navi và thương hiệu hàng tiêu dùng Mamaearth cũng đã  đã nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý để IPO.

Năm ngoái, những công ty khởi nghiệp này đã buộc phải hoãn kế hoạch niêm yết trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy thoái do Nga xâm chiếm Ukraine và lãi suất tăng mạnh của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Triển vọng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi sự thờ ơ của các nhà đầu tư trước tình trạng các công ty công nghệ niêm yết liên tục thua lỗ trong thời điểm đó. Chẳng hạn, cổ phiếu của Zomato, Paytm và Policybazaar đã chạm mức thấp nhất mọi thời đại vào năm ngoái. 

Các công ty khởi nghiệp sắp IPO hiện đang hy vọng tận dụng sự phục hồi của thị trường trong nước với tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines, trong khi Trung Quốc có dấu hiệu rơi vào tình trạng suy thoái.

Dòng vốn nước ngoài sẽ rất quan trọng đối với một số đợt IPO của các công ty Ấn Độ, đặc biệt là các công ty lớn như Oyo, Firstcry và Swiggy, họ đặt mục tiêu huy động dao động từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD, theo các giám đốc điều hành biết về kế hoạch của họ.

IPO ở Ấn Độ đạt đỉnh điểm vào năm 2021, khi 63 công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán chính, huy động được 1,18 nghìn tỷ Rs (hơn 1,2 tỷ USD). Hơn 59 doanh nghiệp nhỏ được niêm yết trên các sàn giao dịch được dành cho hoạt động kinh doanh với số vốn huy động dưới 250 triệu Rs (Hơn 3 triệu USD). Được mệnh danh là danh sách SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), các đợt IPO này đã huy động được 7,46 tỷ Rs (~90 triệu USD)

Về số lượng giao dịch, các đợt chào bán công khai năm nay chủ yếu là các đợt niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo nền tảng dữ liệu Prime Database, từ tháng 1 đến tháng 8, có tới 99 đợt IPO trong số này đã huy động được 24,5 tỷ Rs. Trong cùng khoảng thời gian đó, 22 công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chính, huy động được 150,5 tỷ Rs (249 triệu USD), theo Prime Database.

Trong năm nay, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất của Ấn Độ tính đến thời điểm hiện tại là đợt IPO trị giá 43,2 tỷ Rs (525 triệu USD) của Mankind Pharma.

THỜI ĐIỂM VÀNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 

Các nhà đầu tư coi đây là thời điểm tốt để họ rót vốn vào Ấn Độ   
Các nhà đầu tư coi đây là thời điểm tốt để họ rót vốn vào Ấn Độ   

Theo Abhishek Basumallick, cố vấn trưởng về vốn cổ phần tại công ty đầu tư Intelsense, việc các nhà đầu tư nước ngoài khao khát những công ty khởi nghiệp thua lỗ hoặc có lợi nhuận nhẹ vì lợi ích từ “Chi phí vốn hợp lý “ cùng với đó “lợi nhuận đáng kỳ vọng”.

Basumallick cho biết: “Nếu một quỹ nhận tiền từ các nhà đầu tư Ấn Độ, kỳ vọng về lợi nhuận sẽ cao hơn so với quỹ huy động tiền từ các thị trường phương Tây”. “Kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài thấp hơn vì ở thị trường trong nước, lợi nhuận thậm chí còn thấp hơn, ít nhất là cho đến đợt tăng lãi suất gần đây”, ông nói thêm. 

Các tổ chức nước ngoài đã tăng cường đầu tư vào Ấn Độ khi họ chuyển sang các thị trường mới nổi nhằm tìm kiếm lợi nhuận sinh lợi sau khi các ngân hàng trung ương tạm dừng cỗ máy tăng lãi suất của họ. Khoản đầu tư của họ vào cổ phiếu Ấn Độ từ tháng 1 đến tháng 8 đứng ở mức 1,35 nghìn tỷ Rs (16 nghìn tỷ USD). 

Theo Prime Database, các tổ chức nước ngoài trong tháng 6 chiếm 37,85% lượng chuyển nhượng tự do của thị trường vốn Ấn Độ, trong khi các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 32,1%. 

SỰ HỒI SINH CỦA IPO RẤT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP VÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CỦA ẤN ĐỘ 

Đất nước này đã thu hút hàng tỷ USD vốn tư nhân trong thập kỷ qua khi các quỹ đầu tư mạo hiểm đặc biệt là các quỹ nước ngoài đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường do tầng lớp trung lưu Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng và dân số hiểu biết về internet ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc thiếu các lối thoát có lợi nhuận đã đặt ra câu hỏi về khả năng tạo ra lợi nhuận của các công ty tại thị trường này. 

Công ty tư vấn Bain & Co tính toán số vốn đầu tư mạo hiểm thoát ra ở Ấn Độ từ năm 2015 đến năm 2020 là 19,3 tỷ USD. Năm 2021, một năm tốt bất thường, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã bán thành công số cổ phiếu trị giá khoảng 9,5 tỷ USD. Tuy nhiên, một năm sau đó, lợi nhuận giảm xuống dưới 4 tỷ USD, với khoảng 47% trong số đó đến từ việc bán cổ phiếu thứ cấp.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con