Trí tuệ nhân tạo thế hệ tiếp theo sẽ “không khác gì con người”

Thanh Minh
Chia sẻ

OpenAI dự kiến sẽ ra công nghệ GPT5 vào tháng 12 tới và họ hy vọng công nghệ đạt đến mức độ AGI - nghĩa là hệ thống AI có thể hiểu và hành động như con người…

OpenAI dự kiến sẽ tung ra công nghệ GPT-5 vào cuối năm nay, khiến trí tuệ nhân tạo trở nên "không thể phân biệt được với con người"
OpenAI dự kiến sẽ tung ra công nghệ GPT-5 vào cuối năm nay, khiến trí tuệ nhân tạo trở nên "không thể phân biệt được với con người"

Phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI dự kiến sẽ tung ra công nghệ GPT-5 vào cuối năm nay, công nghệ này có thể khiến trí tuệ nhân tạo tổng quát không thể phân biệt được với con người, theo một chuyên gia và là người trong cuộc về công nghệ.

"Tôi được thông báo rằng GPT5 dự kiến sẽ hoàn thành khóa đào tạo vào tháng 12 này và OpenAI hy vọng sẽ sớm ra mắt phiên bản nâng cấp, đạt mức AGI”, doanh nhân và nhà phát triển công nghệ Siqi Chen bày tỏ trên Twitter. Chen là người đồng sáng lập Runway Financial, một công ty phần mềm tài chính, cựu phó chủ tịch tăng trưởng của dịch vụ giao đồ ăn Postmate và là thành viên ban giám đốc của công ty thực tế ảo Sandbox VR.

AGI là viết tắt của "artificial general intelligence", được định nghĩa khi các hệ thống AI có thể hiểu một nhiệm vụ hoặc khái niệm giống như con người.

“Điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta sẽ tranh luận sôi nổi về việc liệu nó có thực sự đạt được AGI hay không”, Chen nói thêm. 

Chen cho rằng chưa hẳn mọi người đã có một niềm tin đồng thuận tại OpenAI rằng việc nâng cấp GPT-5 có nghĩa là đạt được AGI, nhưng "không phải không có ai ở đó tin rằng nó sẽ đạt được điều đó".

OpenAI đã phát hành hệ thống GPT-4 vào tháng trước, đây là mô hình học sâu mới nhất của công ty "thể hiện hiệu suất ở cấp độ con người trên các tiêu chuẩn chuyên môn và học thuật khác nhau", theo phòng thí nghiệm.

Hệ thống này xuất hiện trong một bức thư ngỏ có chữ ký của hơn 2.000 nhà lãnh đạo công nghệ, chẳng hạn như Elon Musk và người đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, các giáo sư đại học và những người khác kêu gọi tất cả các phòng thí nghiệm AI tạm dừng các hệ thống đào tạo đặc biệt mạnh hơn GPT- 4. Bức thư kêu gọi tạm dừng các phòng thí nghiệm trong sáu tháng, đồng thời cảnh báo rằng "các hệ thống AI với trí thông minh cạnh tranh với con người có thể gây ra rủi ro sâu sắc cho xã hội và nhân loại."

"Các hệ thống AI đương đại hiện đang trở nên cạnh tranh với con người trong các nhiệm vụ chung, và chúng ta phải tự hỏi: Chúng ta có nên để máy móc tràn ngập các kênh thông tin của mình, đặc biệt khi nó bị lợi dụng và tuyên truyền sai sự thật không? Chúng ta có nên tự động hóa tất cả các công việc không?" bức thư yêu cầu. 

OPENAI TUYÊN BỐ SẼ TRẢ SỐ TIỀN LÊN TỚI 20.000 USD CHO NGƯỜI TÌM RA LỖI CỦA CHATGPT, CUỘC ĐUA AI NÓNG DẦN

Mới đây, OpenAI tuyên bố sẽ trả số tiền lên tới 20.000 USD cho bất kỳ ai giúp công ty tìm ra lỗi trong các hệ thống trí tuệ nhân tạo của mình, chẳng hạn như chatbot ChatGPT. 

Các chương trình thưởng cho người tìm ra lỗi như vậy rất phổ biến trong ngành công nghệ, đòi hỏi các công ty trả tiền cho người dùng để báo cáo lỗi hoặc các lỗi bảo mật khác. Công ty sẽ trả phần thưởng bằng tiền mặt tùy thuộc vào quy mô của các lỗi được phát hiện, từ 200 USD cho cái mà họ gọi là “phát hiện ở mức độ nghiêm trọng thấp” đến 20.000 USD cho “những phát hiện đặc biệt”.

Công ty cho biết một phần lý do tại sao họ triển khai chương trình này là vì họ tin rằng “sự minh bạch và cộng tác” là chìa khóa để tìm ra các lỗ hổng trong công nghệ của họ.

“Sáng kiến này là một phần thiết yếu trong cam kết của chúng tôi nhằm phát triển AI an toàn và tiên tiến,” bài đăng trên blog của Matthew Knight, trưởng bộ phận bảo mật của OpenAI cho biết. “Khi chúng tôi tạo ra công nghệ và dịch vụ an toàn, đáng tin cậy, chúng tôi muốn sự giúp đỡ của mọi người”.

OpenAI tuyên bố sẽ trả số tiền lên tới 20.000 USD cho bất kỳ ai tìm ra lỗi trong các hệ thống trí tuệ nhân tạo của mình, chẳng hạn như chatbot ChatGPT. 
OpenAI tuyên bố sẽ trả số tiền lên tới 20.000 USD cho bất kỳ ai tìm ra lỗi trong các hệ thống trí tuệ nhân tạo của mình, chẳng hạn như chatbot ChatGPT. 

OpenAI đã mở ra cuộc đua AI sáng tạo như ngày nay và hiện có rất nhiều công ty đang gia nhập vào cuộc đua này. Tuy nhiên, điều khó lớn nhất là sự phụ thuộc của OpenAI vào tài nguyên điện toán đám mây được kiểm soát phần lớn bởi ba công ty – Amazon, Microsoft và Google. 

Các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT và các công cụ AI tổng quát khác như trình tạo hình ảnh Dall-E của OpenAI, yêu cầu một loạt các bộ xử lý đắt tiền tốn rất nhiều tiền để sử dụng.

Khi các nhà lãnh đạo của OpenAI nhận thấy nhu cầu này vào năm 2019, họ đã sửa đổi cấu trúc của công ty để thu hút các nhà đầu tư bằng một công ty con vì lợi nhuận.

OpenAI cũng đã tham gia một liên minh chặt chẽ với Microsoft với khoản đầu tư ban đầu trị giá 1 tỷ USD, sau đó được tăng cường thêm 10 tỷ USD như đã thông tin vào đầu năm nay.

Những người trong ngành tin rằng phần lớn khoản đầu tư này ở dạng tín dụng điện toán đám mây đơn giản. OpenAI sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn lớn hơn, hy vọng là tốt hơn bằng cách sử dụng CPU của Microsoft và Microsoft sẽ có được một phần lớn OpenAI.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con