Cú trượt dài của ôtô nhập khẩu

Đức Thọ
Ước tính trong tháng 2/2012, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng được coi là xa xỉ này còn tiếp tục trượt sâu xuống mức 2.300 chiếc
Cú trượt dài của không chỉ ôtô nhập khẩu mà cả ôtô sản xuất trong nước thời gian tới đây được xem là hiện thực - Ảnh: Việt Tuấn.
Cú trượt dài của không chỉ ôtô nhập khẩu mà cả ôtô sản xuất trong nước thời gian tới đây được xem là hiện thực - Ảnh: Việt Tuấn.
Chính thức phá đáy hai năm, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng đầu năm nay chỉ đạt 2.800 chiếc, tương ứng giá trị kim ngạch 42 triệu USD.

Thậm chí, ước tính trong tháng hai, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng được coi là xa xỉ này còn tiếp tục trượt sâu xuống mức 2.300 chiếc. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch lại dự kiến tăng lên mức 46 triệu USD.

Như vậy, liên tiếp 7 tháng trở lại đây, lượng ôtô nhập khẩu chỉ lình xình quanh mức 3.000 chiếc. Sự sụt giảm khá mạnh và chính thức phá đáy của hai tháng đầu năm 2012 được xem như dấu hiệu cho một cú trượt dài của kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc.

Tình hình trên thị trường hiện vẫn chưa có gì sáng sủa. Sau khi lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký biển số được điều chỉnh tăng mạnh tại hai thị trường lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp.HCM, lượng xe bán ra của các doanh nghiệp bắt đầu sụt giảm thê thảm.

Chưa hết, kế hoạch thu thêm loại phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô vào trung tâm thành phố do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, dù chưa thành hiện thực song cũng đã “dội” thêm một gáo nước lạnh nữa lên kỳ vọng hồi phục thị trường.

Được xem là có nhiều lợi thế, chịu ảnh hưởng từ chính sách ít hơn, tiềm lực cũng mạnh hơn nhưng ngay trong tháng đầu năm, lượng ôtô sản xuất trong nước bán ra cũng đã thấp kỷ lục. Cụ thể, tháng 1/2012, toàn bộ các thành viên Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) chỉ bán ra được 4.274 chiếc, giảm đến 61% so với tháng liền trước và 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy nên, sự sụt giảm thê thảm của ôtô nhập khẩu xem ra cũng dễ hiểu. Vốn được coi là đối tượng cần bị hạn chế mạnh mẽ, cộng thêm các “cú sốc” liên tiếp trong năm vừa qua như tỷ giá tăng cao, điều chỉnh thuế, đóng cửa xe nhập không chính hãng, các doanh nghiệp nhập khẩu càng khó tránh được đà trượt dốc.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ôtô đã áp dụng loạt chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng thông qua giá xe nhằm kích cầu song tình hình cũng không khả quan là mấy. Do đó, dù đã hết đợt khuyến mại nhưng có hãng xe đã phải kéo dài thêm thời hạn nhằm “đỡ” tiếp chi phí cho khách hàng, và quan trọng hơn là “đỡ” cho khả năng vỡ kế hoạch doanh số.

Khi nền kinh tế còn khó khăn, khủng hoảng đã thấm sâu đến từng doanh nghiệp, từng gia đình, cộng với những chính sách hạn chế phương tiện giao thông cá nhân thì cú trượt dài của không chỉ ôtô nhập khẩu mà cả ôtô sản xuất trong nước thời gian tới đây được xem là hiện thực.

Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 4 tháng gần đây

 
Lượng (chiếc) Giá trị (triệu USD)
Tháng 11/20113.00052
Tháng 12/20114.00072
Tháng 1/20122.80042
Tháng 2/2012 (ước tính)2.30046
Nguồn: Tổng cục Thống kê  

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.