Gỡ khó cho ôtô nhập khẩu

An Nhi
Các doanh nghiệp được tiếp tục nhập khẩu ôtô theo những hợp đồng đã ký và đã thanh toán trước ngày Thông tư 20 ban hành
Sau khi Thông tư 20 chính thức có hiệu lực chưa đầy một tháng, hàng loạt doanh nghiệp đã gửi văn bản đề nghị “giải cứu” hàng trăm ôtô bị mắc kẹt.
Sau khi Thông tư 20 chính thức có hiệu lực chưa đầy một tháng, hàng loạt doanh nghiệp đã gửi văn bản đề nghị “giải cứu” hàng trăm ôtô bị mắc kẹt.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc xử lý vướng mắc trong nhập khẩu ôtô nguyên chiếc.

Cụ thể, Phó thủ tướng đồng ý về nguyên tắc các doanh nghiệp được tiếp tục nhập khẩu ôtô theo những hợp đồng đã ký và đã thanh toán một phần hoặc toàn bộ hợp đồng trước ngày 12/5/2011, tức ngày Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20/2011/TT-BCT.

Đây được xem là một động tác gỡ khó cho các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn để nhập khẩu ôtô nguyên chiếc chính hãng nhưng đã lỡ ký hợp đồng và thanh toán với đối tác cung cấp trước thời điểm Thông tư 20 ban hành.

Thực tế cho thấy, hoạt động nhập khẩu ôtô nguyên chiếc luôn mất khá nhiều thời gian. Kể từ khi ký hợp đồng đến khi xe về đến hệ thống cảng biển thường mất khoảng 3-6 tháng. Do đó, sau khi Thông tư 20 được ban hành, nhiều doanh nghiệp đã bị mắc kẹt với những hợp đồng đã ký và thanh toán cho phía đối tác.

Năm ngoái, sau khi Thông tư 20 chính thức có hiệu lực chưa đầy một tháng, hàng loạt doanh nghiệp đã gửi văn bản đến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải đề nghị “giải cứu” hàng trăm ôtô bị mắc kẹt, không thể thông quan. Trong đó có những lô xe được doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu trước khi ban hành Thông tư 20 đến hơn 3 tháng.

Theo quy định của Thông tư 20, để được nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.