Toyota, Ford đua nhau... lôi xe về sửa

Tuệ Minh
Ford mới đây quyết định thu hồi hơn 30.000 xe tại Mỹ, trong khi Toyota “tiếp sức” với 100.000 xe Corolla ở Brazil
Cơn ác mộng thu hồi xe vẫn kéo dài - Ảnh: Reuters.
Cơn ác mộng thu hồi xe vẫn kéo dài - Ảnh: Reuters.
Cơn ác mộng “lôi xe về sửa” có vẻ vẫn kéo dài khi Ford mới đây quyết định thu hồi hơn 30.000 xe tại Mỹ, còn Toyota “tiếp sức” với 100.000 xe Corolla ở Brazil.

Hãng xe lớn nhất Nhật Bản, Toyota Motor, vừa quyết định thu hồi 100.000 chiếc Corolla đã bán cho khách hàng ở Brazil từ năm 2008, để sửa lỗi thảm sàn chẹt vào chân ga khiến xe tăng tốc bất chợt.

Theo hãng tin Reuters, quyết định trên của Toyota được đưa ra hôm 24/4, sau khi chính quyền bang Minas Gerais (Brazil) hai ngày trước đó yêu cầu các đại lý tạm dừng bán xe Corolla, do nhận được nhiều đơn thư khiếu nại của khách hàng.

Đây là vụ việc mới nhất trong loạt thu hồi sản phẩm của hãng xe Nhật Bản. Mới tuần trước, Toyota đã phải thu hồi 870.000 xe minivan tại Mỹ và trước đó vài tuần là 13.000 xe Lexus, Camry tại Hàn Quốc. Tính tới nay, Toyota đã phải thu hồi hơn 8 triệu xe trên toàn thế giới do lỗi chân ga và phanh.

Trong khi đó, chiều 23/4, trong bức thư gửi Cơ quan an toàn giao thông đường bộ Mỹ, hãng xe hơi Ford cho biết sẽ thu hồi 33.256 xe tại Mỹ để sửa chữa lỗi cơ chế ngửa ghế trước. Trường hợp xe gặp sự cố, lỗi này có thể gây chấn thương cho người ngồi trong xe.

Các xe nằm trong diện thu hồi lần này gồm mẫu sedan Ford Fusion đời 2010 và Mercury Milan được sản xuất từ 11/11/2009 đến 3/2/2010 tại Hermosillo, Mexico, và mẫu Ford Explorer đời 2010, Mercury Mounaineer SUV sản xuất từ 15/12/2009 đến 3/2/2010 ở Louisville, Kentucky.

Ford dự kiến sẽ bắt đầu thông báo cho các chủ sở hữu xe về lệnh thu hồi trên vào ngày 30/4 tới.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.