04:05 29/03/2024

Dell: Từ công ty PC trong phòng ký túc xá đến gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, có đang kiếm tiền từ sự bùng nổ AI?

Khi được hỏi cơ hội phát triển mà làn sóng AI có thể mang lại lớn đến mức nào đối với Tập đoàn máy tính Dell, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Michael Dell từng cho biết: “Tôi không biết chắc chắn"...

Dell: Từ công ty PC trong phòng ký túc xá đến gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, có đang kiếm tiền từ sự bùng nổ AI?
Dell: Từ công ty PC trong phòng ký túc xá đến gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, có đang kiếm tiền từ sự bùng nổ AI?

Không giống như một số CEO công nghệ khác, Michael Dell, nhà sáng lập của Dell không đưa ra những tuyên bố khoa trương màu mè về làn sóng AI. Vì vậy, ông cũng không miễn cưỡng đặt ra mức trần, hoặc thậm chí là mức sàn về tiềm năng của AI với công ty. 

Đầu tháng này, giá cổ phiếu của Dell đã tăng vọt 38%, đạt mức cao nhất mọi thời đại trên 131 USD sau khi công ty báo cáo thu nhập vượt kỳ vọng của các nhà phân tích. Đơn đặt hàng máy chủ được tối ưu hóa cho AI (PC AI) của công ty đã tăng 40% trong quý gần đây nhất. Giám đốc điều hành của Dell, Jeff Clarke cho biết trong báo cáo thu nhập của công ty:  “Chúng tôi mới bắt đầu chạm tới những cơ hội AI phía trước”.

MICHAEL DELL CŨNG TỪNG NGHỈ HỌC ĐỂ KHỞI NGHIỆP 

Nhờ sự tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu, giá trị tài sản ròng cá nhân của nhà sáng lập Michael Dell được cho là đã chạm mốc 100 tỷ USD vào đầu tháng 3. Cách đây 30 năm về trước, Michael Dell cũng từng trở thành tỷ phú ở tuổi 30 và là

Trong nhiều thập kỷ, dù trải qua những thăng trầm đầy phấn khích và đau đớn, ông vẫn luôn bình tĩnh lèo lái công ty của mình vượt qua nhiều bước ngoặt lớn. Michael Dell được giới công nghệ đánh giá là có khả năng đọc được nhu cầu của khách hàng và thực hiện thay đổi chiến lược phù hợp vào đúng thời điểm, dù là giảm bớt sự chú trọng vào PC để chuyển sang sử dụng máy chủ, cảm biến và lưu trữ hay đưa công ty trở thành riêng tư—trước sự phản đối gay gắt của Carl. Icahn—trong một thương vụ mua lại khổng lồ.

Hiện nay, máy tính chiếm phần lớn doanh thu của Dell. Nhưng công ty đã khác rất nhiều so với 5 hay 10 năm trước chứ đừng nói 40 năm trước. Marc Benioff, đồng sáng lập kiêm CEO của nhà sản xuất phần mềm doanh nghiệp Salesforce và một người bạn lâu năm của nhà sáng lập Dell, cho biết: “Michael Dell có lẽ là CEO tại vị lâu nhất trong ngành công nghệ. Ông ấy ấy trẻ hơn tôi sáu tháng nhưng tôi coi anh ấy như một người anh trai”. 

Ở tuổi 59, Michael Dell vẫn giữ được nét trẻ trung, mái tóc xoăn chỉ nhuốm màu xám.   
Ở tuổi 59, Michael Dell vẫn giữ được nét trẻ trung, mái tóc xoăn chỉ nhuốm màu xám.   

Giống như nhiều nhân vật lỗi lạc khác, Michael Dell sau khi hoàn thành 2 kỳ học tại Đại học Texas ở Austin và sau đó bỏ học để tập trung khởi nghiệp. Nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon, Jim Breyer từng nhận xét nhà sáng lập Dell: “Michael Dell là doanh nhân dũng cảm nhất mà tôi từng làm việc cùng,” anh nói.

Năm 1984, khi còn là sinh viên năm nhất dự bị, ông bắt đầu mày mò sử dụng máy tính trong phòng ký túc xá. Đến năm 19 tuổi, ông bỏ học và tập trung toàn bộ sự chú ý vào công việc kinh doanh. Thời điểm đó, ông đã phải đối mặt với hàng loạt đối thủ bao gồm cả hai ông lớn IBM và Apple. Nhưng Dell đã tiến lên bằng cách tiên phong một phương thức kinh doanh mới: Máy tính được sản xuất theo đơn đặt hàng và bán trực tiếp cho người tiêu dùng, loại bỏ khâu trung gian. 

Năm 1988, ông đưa đứa con của mình, Dell Computer ra công chúng, thành công huy động được 30 triệu USD và sử dụng số vốn này để mở rộng trên toàn cầu. Ở tuổi 27, Michael Dell trở thành CEO trẻ nhất trong danh sách Fortune 500 và công ty ngày càng phát triển do nhu cầu về PC vẫn tăng lên.

CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN QUANH CO CỦA CÔNG TY CÔNG NGHỆ DELL

Trong giới công nghệ Mỹ, Dell được ví như một đế chế khi cung cấp nền tảng công nghệ cho 99% công ty trong danh sách Fortune 500. 

Năm 2001, Dell trở thành nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới, vượt qua Compaq hùng mạnh một thời. Nhưng doanh số bán hàng bắt đầu giảm. Các nhà sản xuất châu Á đã bước vào cuộc cạnh tranh, cung cấp những sản phẩm rẻ hơn cho người tiêu dùng Mỹ. 

Đến cuối những năm 2000, điện thoại thông minh và máy tính bảng đã tràn ngập thị trường, khiến nhu cầu về máy tính để bàn và máy tính xách tay càng chậm lại. Công ty đã cố gắng nhảy vào lĩnh vực di động, nhưng những nỗ lực của họ không được đón nhận: “phablet”, một sản phẩm của công ty là sự kết hợp giữa điện thoại và máy tính bảng, đã bị ngừng sản xuất chỉ sau một năm.

Năm 1995, Dell gia nhập thị trường máy chủ với PowerEdge, một dòng sản phẩm vẫn còn tồn tại—được thiết kế dành cho các doanh nghiệp đang tích lũy nhiều dữ liệu hơn mức họ có thể quản lý bằng thiết bị hiện có của mình. 

Năm 2006, công ty đã thành lập đơn vị kinh doanh chuyên hỗ trợ điện toán đám mây, bao gồm các công cụ hỗ trợ “đám mây lai”—đám mây riêng tư (giữ dữ liệu tại cơ sở của khách hàng) có thể tích hợp với các đám mây công cộng (nơi dữ liệu được lưu trữ bởi bên thứ ba) 

Nhưng việc mở rộng này không diễn ra đủ nhanh để bù đắp sự sụt giảm doanh số bán PC và các nhà đầu tư đã khiến giá cổ phiếu của Dell giảm. 

Năm 2013, sau hơn hai năm doanh thu PC sụt giảm (và sau khi giá cổ phiếu chạm đáy dưới 11 USD), Dell quyết định tư nhân hóa đứa con của mình. Khi đó, Egon Durban, Đồng giám đốc điều hành của công ty cổ phần tư nhân Silver Lake (đối tác của Dell) đã cùng Michael Dell thực hiện thương vụ mua lại trị giá 24,4 tỷ USD từ các cổ đông, giúp Dell chính thức trở thành công ty máy tính tư nhân. Đây được coi là thương vụ mua lại có đòn bẩy lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ. 

Vào ngày 29/10/2013, Dell Computer trở thành công ty tư nhân, thuộc sở hữu của Michael Dell và Silver Lake.

Việc thoát khỏi thị trường đại chúng có nghĩa là Dell có thể đặt cược lớn và đầu tư vào R&D, ngay cả khi thu được lợi nhuận không phải ngay lập tức. Công ty có thể xây dựng lại chính mình bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng mọi thứ cho các khách hàng doanh nghiệp như Home Depot và CVS Health, những công ty tích lũy đến hàng núi dữ liệu nhưng chưa thể khai thác. 

Vào năm 2016, Michael Dell và Egon Durban với sự giúp đỡ của một người bạn nữa, đã đạt được một kỳ tích tài chính. Đó là thương vụ mua lại EMC và công ty con phần mềm VMware trị giá 67 tỷ USD. Nhà sáng lập của Dell tự hào nói rằng việc mua lại là “điều mà chúng tôi mơ ước thực hiện”.

Tuy nhiên, thỏa thuận này là một vụ đánh cược đắt giá khiến doanh nghiệp phải gánh một khoản nợ nặng nề và nó tạo ra những rắc rối về sau. Công ty được sáp nhập bắt đầu giao dịch công khai trở lại dưới một loại cổ phiếu theo dõi quyền sở hữu của nó đối với VMware.

Hai năm sau, họ mua lại số cổ phiếu đó và thay thế chúng bằng một loại cổ phiếu mới. Trong quá trình đó, một số nhà đầu tư của VMware (bao gồm cả Icahn, người bạn cũ của Dell) đã khởi kiện, lập luận rằng thỏa thuận phức tạp đã định giá thấp cổ phiếu của họ và cuối cùng Dell Technologies đã phải trả khoản bồi thường trị giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, việc mua lại đã bổ sung thêm danh mục quản lý và lưu trữ dữ liệu thậm chí còn rộng hơn vào kho vũ khí của Dell, khiến công ty ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. 

Công ty của Dell chưa bao giờ là “nhà tạo lập thị trường”, một công ty tạo ra nhu cầu về những thứ mà trước đây chưa từng tồn tại. Nhưng họ cũng không nhất thiết phải làm vậy. Patrick Moorhead, một nhà phân tích đã theo dõi Dell và các đối thủ cạnh tranh của họ trong nhiều năm và hiện đang điều hành Moor Insights & Strategy, cho biết: “Điều Dell giỏi là biết thời điểm thích hợp để tham gia vào thị trường. Họ gần gũi với khách hàng đến mức họ biết mọi thứ”. 

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì ngay từ những ngày đầu tiên, khi chính Michael Dell đang chế tạo PC cho từng khách hàng một. Năm 1988, Dell viết Quy tắc Văn hóa đầu tiên của công ty, trong đó “Cung cấp sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ khách hàng xuất sắc” ở đầu danh sách. 

Vào tháng 12/2018, Dell Technologies được tổ chức lại. Công ty đã rũ bỏ hình ảnh của một nhà sản xuất PC tụt hậu, tự đổi mới thành một gã khổng lồ về cơ sở hạ tầng doanh nghiệp. 

PC AI LÀ GÌ? 

Mặc dù trí tuệ nhân tạo đang là cơn sốt trong giới công nghệ, nhưng nhà sáng lập Dell vẫn cho rằng việc tập trung toàn lực vào cơ sở hạ tầng dữ liệu là cách tốt nhất để định vị công ty trong tương lai. 

Vì vậy, các sản phẩm máy chủ AI của Dell chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động kinh doanh của hãng. Nhưng hầu hết các nhà phân tích tài chính đều có vẻ lạc quan về những gì sắp xảy ra. Thậm chí họ hy vọng rằng cơn sốt AI sẽ thúc đẩy nhu cầu về PC – chính xác là PC AI của Dell mới ra mắt gần đây. 

Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu tăng sức mạnh xử lý sẽ không chỉ ở phía trung tâm dữ liệu (nơi máy chủ và hệ thống lưu trữ xử lý thông tin của công ty) mà còn ở máy tính để bàn và máy tính xách tay nơi người tiêu dùng và nhân viên tương tác.

Vào tháng 2, Dell Technologies đã công bố dòng PC Latitude AI đầu tiên, trông giống như máy tính bình thường nhưng bao gồm một thành phần nhỏ gọi là bộ xử lý thần kinh, chìa khóa để kích hoạt khối lượng công việc AI tổng hợp. Đây không phải là nhà cung cấp duy nhất phát triển danh mục sản phẩm này vì HP và Lenovo đã công bố các sản phẩm tương tự. 

Michael Dell từng tuyên bố một điều mà ai cũng bất ngờ rằng “Rồi điều cuối cùng bạn muốn là có một loạt PC không làm được điều mà người dùng muốn chúng làm”. 

DÙ CHƯA HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỌC, TÊN MICHAEL DELL VẪN ĐƯỢC GHI DANH TẠI ĐẠI HỌC TEXAS 

Michael Dell chưa bao giờ trở thành bác sĩ, nhưng tên của ông được ghi trên bệnh viện giảng dạy và trung tâm nghiên cứu nhi khoa của Trường đại học Texas. Jay Hartzell, Hiệu trưởng của Trường đại học Texas ghi nhận Michael Dell không chỉ là nhà tuyển dụng chính cho sinh viên tốt nghiệp UT mà còn giúp thúc đẩy hệ sinh thái công nghệ rộng lớn hơn của thành phố. 

Trong những năm qua, các công ty công nghệ từ Meta đến Apple đã thành lập văn phòng ở thủ đô Texas. Các nhà đầu tư, từ Vista Equity Partners, Pimco đến Jim Breyer, cũng đã đổ vốn vào bang.

Hiện tại, ông đang cùng vợ mình điều hành Quỹ Michael & Susan Dell (được thành lập năm 1999). Quỹ hiện có 800 dự án đang hoạt động trên khắp thế giới với danh mục đầu tư tập trung vào giáo dục, đào tạo và đổi mới y tế để giúp đỡ trẻ em sống trong cảnh nghèo đói. Gần đây, Michael Dell và vợ ông đã đóng góp thêm 3,6 tỷ USD vào quỹ này, nâng tổng số tiền tài trợ của quỹ lên 5,2 tỷ USD. 

Sau 40 năm lãnh đạo Dell, khi được hỏi liệu ông có thể hình dung mình sẽ điều hành Dell trong 20 năm nữa như thế nào, một trong những người đàn ông vĩ đại của nước Mỹ cho biết ông chưa nghĩ xa đến thế nhưng không có vai trò nào khác mà ông khao khát. 

NHỮNG CỘT MỐC QUAN TRỌNG CỦA TẬP ĐOÀN MÁY TÍNH DELL 

Công ty của Michael Dell bắt đầu hoạt động vào năm 1984 với tên gọi PC's Limited (sản phẩm duy nhất là máy tính). Dưới đây là một số cột mốc quan trọng chuyển mình quan trọng đưa Dell dần chiếm lĩnh thị trường. 

Năm 1995, Dell Computer, lúc đó đã nằm trong danh sách Fortune 500, phát hành máy chủ doanh nghiệp PowerEdge thế hệ đầu tiên—nỗ lực đầu tiên của họ nhằm bán bộ lưu trữ dữ liệu cho các doanh nghiệp.

Năm 2006, Dell tham gia kỷ nguyên đám mây, công bố đơn vị kinh doanh mới cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đám mây cho khách hàng. Nhu cầu tương đối chậm để bắt kịp.

Năm 2013, Michael Dell và Egon Durban của công ty PE Silver Lake chuyển công ty thành công ty tư nhân nhằm tái tập trung công ty vào nhu cầu cơ sở hạ tầng dữ liệu của các tập đoàn.

Năm 2016, Dell mua lại EMC và cổ phần của họ trong VMware với giá 67 tỷ USD, vào thời điểm này, đây là thương vụ công nghệ lớn nhất từ trước đến nay—làm cho danh mục quản lý và lưu trữ dữ liệu của Dell trở nên lớn hơn nhiều.

Năm 2023, Dell phát hành một loạt sản phẩm cơ sở hạ tầng, bao gồm máy chủ và bộ lưu trữ, được tối ưu hóa cho các ứng dụng Generative AI (AI tạo sinh).

Tháng 2/2024, công ty đã công bố PC AI, bao gồm một “bộ xử lý thần kinh” để xử lý khối lượng công việc AI. Đầu tháng 3, cổ phiếu Dell Technologies đạt mức cao nhất mọi thời đại.