12:09 24/05/2023

Hàn Quốc thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn rò rỉ công nghệ sang Trung Quốc

Đối mặt với lệnh trừng phạt cứng rắn của Hoa Kỳ, các công ty công nghệ Trung Quốc đang gặp không ít khó khăn khi nhiều đối tác nước ngoài cũng đang hạn chế xuất khẩu sang quốc gia này…

Hàn Quốc thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn rò rỉ công nghệ sang Trung Quốc
Hàn Quốc thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn rò rỉ công nghệ sang Trung Quốc

Giám đốc điều hành của một công ty bán dẫn Trung Quốc dấu tên từng chia sẻ với Financial Times: “Tôi thường đến các nhà máy của Hàn Quốc như Samsung, SK Hynik. Sau đó, tôi đứng ngoài cổng nhà máy và trực tiếp mời các nhân viên đến thử làm việc tại dây chuyền của chúng tôi”. 

Trước những áp lực từ thị trường trong nước, nhiều giám đốc Trung Quốc đang tăng cường tuyển dụng theo cách không chính thống các kỹ sư nước ngoài có chuyên môn công nghệ quan trọng về chất bán dẫn, pin xe điện, v.v. 

Yeo Han-Koo, nguyên bộ trưởng thương mại Hàn Quốc cho biết các công ty Trung Quốc đang nỗ lực để học hỏi công nghệ Hàn Quốc nhằm giảm thiểu thiệt hại từ các động thái của Washington trong hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ và chuyên môn mới. 

Theo thông tin từ Financial Times, người đứng đầu một chuỗi nhà máy ở Trung Quốc cho biết, từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới, việc tuyển dụng các nhân tài từ Mỹ trở nên rất rắc rối. Vì vậy, nguồn nhân sự thay thế mà họ đánh giá tiềm năng là tại Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

HÀN QUỐC CHO ĐANG BỊ RÒ RỈ CÔNG NGHỆ 

Hàn Quốc đã dành nhiều thập kỷ để tích lũy “bí kíp” công nghiệp từ các công ty phương Tây và Nhật Bản. Tuy nhiên, khi thị trường này ngày càng có nhiều trường hợp tuyển dụng bất hợp pháp, vi phạm bằng sáng chế, các vấn đề gián điệp và trộm cắp công nghệ cũng diễn biến ngày càng nhiều. 

Theo Dịch vụ Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, số lượng rò rỉ các công nghệ cốt lõi của quốc gia đã tăng đều đặn từ 3 trường hợp trong năm 2017 lên 5 trường hợp mỗi năm 2018 và 2019 và lên 9 trường hợp vào năm 2020, sau đó 10 trường hợp vào năm 2021. Số liệu được phát hành trong tháng này bởi chương trình NIS cho biết đã có 3 rò rỉ công nghệ cốt lõi trong quý đầu tiên của năm 2023, cả ba đều đến từ các công ty hàng đầu của Hàn Quốc. 

CÁC BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ SEOUL 

Theo thông tin từ FT, Chính phủ Hàn Quốc coi đây là vấn đề cấp bách đến mức họ đang phải tạo ra cơ sở dữ liệu về các kỹ sư làm việc cho các công ty chip tại Hàn Quốc để theo dõi việc đi lại của những người này trong và ngoài nước. Chính phủ cũng đã thành lập một số cơ quan điều tra để chống vấn đề rò rỉ công nghệ, thông qua luật pháp để tăng cường các hình phạt và cho phép báo cáo dễ dàng các đối tượng tình nghi.

Những biện pháp này ban đầu đã thu về những kết quả tích cực, có gấp đôi số vụ bắt giữ liên quan đến rò rỉ công nghệ trong quý đầu tiên của năm 2023. Tuy nhiên, Hong Seok-joon, nhà lập pháp của Đảng bảo thủ của Hàn Quốc cho biết cần có thêm các quy tắc và hình phạt nghiêm khắc hơn. 

“Số lượng các trường hợp rò rỉ công nghệ đang tăng lên, nhưng hình phạt cho thủ phạm vẫn còn yếu và chúng tôi vẫn thiếu các biện pháp để ngăn chặn chúng. Chỉ có khoảng 6% bị kết án vì rò rỉ công nghệ ở Hàn Quốc”, ông Hong lo ngại. 

Ben Forney, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Seoul chuyên về các vấn đề gián điệp công nghiệp, cho biết phần lớn các kỹ sư Hàn Quốc sang làm tại Trung Quốc, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi về hưu vì họ được các công ty Trung Quốc chiêu mộ với mức lương cao gấp 3 hoặc 4 lần so với trước đây.

Trong một số trường hợp, luật pháp Hàn Quốc yêu cầu các kỹ sư không được làm việc tại các đối thủ nước ngoài trong vòng hai năm kể từ khi nghỉ việc tại công ty cũ. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lách luật bằng cách cách nhận lương bằng tiền mặt từ các công ty nằm trong diện cấm cho đến khi họ được phép tự do ứng tuyển vào các công ty này. 

ÁP LỰC RÒ RỈ ĐẶC BIỆT GAY GẮT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN

Một nhân chứng Hàn Quốc từng khẳng định với Financial Times: “Người Hàn Quốc sẽ không chuyển giao công nghệ cho Mỹ”. 
Một nhân chứng Hàn Quốc từng khẳng định với Financial Times: “Người Hàn Quốc sẽ không chuyển giao công nghệ cho Mỹ”. 

Vào tháng 2 năm nay, bảy người bao gồm cả nhân viên cũ của Semes, một công ty con của Samsung Electronics chuyên sản xuất thiết bị làm sạch, đã bị kết án tù vì tiết lộ các bí mật công nghệ cho một công ty Trung Quốc. Theo đó, những nhân viên này đã nghỉ việc để thành lập công ty riêng, tuy nhiên sau đó, họ đã rò rỉ các công nghệ độc quyền của Samsung cho Trung Quốc thông qua một nhà môi giới người Trung Quốc, theo ông Lee Dong-Hwan, người từng làm điều tra viên nhà nước về vụ kiện Semes. 

Lim Hyeong-joo, một đối tác của công ty luật Yulchon ở Seoul, cho biết các công ty Trung Quốc cũng rất muốn mua lại công nghệ cực âm của Hàn Quốc để sản xuất pin có niken mật độ cao. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàn Quốc không chỉ lo lắng về việc rò rỉ công nghệ sang Trung Quốc. “Chúng tôi lo ngại Hoa Kỳ có thể lấy công nghệ của chúng tôi vì Đạo luật Chips của họ cho phép Hoa Kỳ kiểm tra các nhà máy của công ty chúng tôi nếu điều đó là cần thiết cho an ninh của họ”, ông Hong cho biết.

Luật sư Lee Seok-hee cho biết các nhà chức trách ở Seoul đã đưa ra “hướng dẫn không chính thức” cho các công ty pin của Hàn Quốc có liên doanh ở Mỹ, yêu cầu “chỉ cho phép nhân viên Hàn Quốc xử lý các công nghệ chính trong các nhà máy liên doanh”.