07:00 22/11/2023

Nông dân Đông Nam Á ứng dụng agritech, thúc đẩy sản xuất và giảm tác động đến môi trường

Ngô Huyền

Với nỗ lực giải quyết tình trạng nghèo đói và mất an ninh lương thực, công nghệ nông nghiệp (agritech) trở thành động lực chính của các nước khu vực Đông Nam Á…

Nông dân Đông Nam Á ứng dụng agritech như thế nào để thúc đẩy sản xuất và giảm tác động đến môi trường
Nông dân Đông Nam Á ứng dụng agritech như thế nào để thúc đẩy sản xuất và giảm tác động đến môi trường

Đông Nam Á là khu vực đóng góp quan trọng vào nông sản và nguyên liệu sản xuất toàn cầu. Trong đó, Malaysia và Indonesia là hai nguồn cung xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới. Cùng với đó, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, ngoài ra còn có hải sản và trái cây. 

Thật không may, việc trồng trọt sai sách tại khu vực đang cho thấy những dấu hiệu suy thoái về nguồn tài nguyên như nước và đất. Theo Tech Collective, Đông Nam Á cần tiếp cận các công nghệ mới trong các quy trình sản xuất thực phẩm và hậu cần chuỗi cung ứng để mở khóa những chuỗi giá trị mới. 

Bằng cách ứng dụng agritech vào hoạt động sản xuất, nông dân có thể giảm lãng phí nước, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ đa dạng sinh học và sức khỏe của đất, đồng thời hoạt động theo cách tiết kiệm năng lượng, cuối cùng là giảm chi phí vận hành liên quan đến đất đai. Các giải pháp về công nghệ nông nghiệp bao gồm các nền tảng quản lý, tùy chọn ghi lại chuỗi cung ứng và hàng tồn kho, dịch vụ GPS, công cụ giám sát và các giải pháp canh tác bền vững. 

AGRITECH NÂNG TẦM VỊ THẾ NÔNG NGHIỆP ASEAN 

Theo Tech Collective, thị trường nông nghiệp thông minh toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 15 tỷ USD vào năm 2022 lên 33 tỷ USD vào năm 2027. Như báo cáo của ASEAN 2023, Đông Nam Á phải cải thiện hội nhập công nghệ nông nghiệp để đảm bảo người dân có đủ khả năng tiếp cận lương thực. Chuỗi cung ứng thực phẩm đang trở nên mong manh và nhu cầu ngày càng tăng do dân số tăng trưởng nhanh chóng.

Những thách thức khác bao gồm cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là ở khu vực nông thôn không có kết nối internet hoặc điện thoại thông minh. Việc thiếu đào tạo và kiến thức về số hóa, kỹ thuật canh tác hiện đại và máy móc nông nghiệp không đầy đủ cũng góp phần gây ra các vấn đề. Hơn nữa, mức độ tham gia của vốn mạo hiểm (VC) hạn chế, nguồn tài chính không đủ và chi phí áp dụng các giải pháp kỹ thuật số cao đang gây khó khăn cho lĩnh vực này.

Ngoài ra còn có nhiều lo ngại về tình trạng thiếu đất nông nghiệp và lãng phí nước do tưới tiêu quá mức. Hơn nữa, các loại phân bón nguy hiểm thấm vào đất và lưu vực nước gây ra các vấn đề về sức khỏe và môi trường.

Ví dụ, vì Việt Nam đã canh tác đến 40% đất đai nên dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng cao. Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đầu tư xây dựng những cơ sở hạ tầng có khả năng đối phó với những biến đổi bất thường của thiên nhiên.

BA TÁC ĐỘNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA AGRITECH VỚI NÔNG NGHIỆP ĐÔNG NAM Á 

Ba tác động quan trọng nhất của Agritech với nông nghiệp Đông Nam Á   
Ba tác động quan trọng nhất của Agritech với nông nghiệp Đông Nam Á   

Thứ nhất, nông nghiệp chính xác. Nông dân đang sử dụng các công nghệ như máy bay không người lái và cảm biến để tăng cường sản xuất lương thực nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. Máy bay không người lái có thể giúp gieo hạt hoặc phun thuốc vào thời điểm định sẵn. Cảm biến đóng vai trò quan trọng trong canh tác thẳng đứng ở các quốc gia như Singapore, nơi có diện tích đất nông nghiệp hạn chế. Nhờ ứng dụng mạnh mẽ giải pháp Agritech, họ dễ dàng phát hiện sự phát triển của cây trồng, điều chỉnh nhiệt độ và theo dõi đất. Ngoài ra, IoT sẽ cho phép theo dõi tất cả các khía cạnh của nông nghiệp, bao gồm tắt đèn từ xa hoặc kích hoạt đường ống dẫn nước cho cây trồng.

Thứ hai, agritech giúp canh tác bền vững. Công nghệ Agritech cho phép nông dân sử dụng lượng nước hợp lý, giảm lượng khí thải carbon, tạo ra năng lượng sạch và tái chế tài nguyên. Ví dụ, hệ thống thủy canh giúp tái chế nước thải và thu hồi nó để sử dụng cho cây trồng. Ngoài ra, các công ty khởi nghiệp về công nghệ nông nghiệp trong khu vực còn cung cấp các hệ thống quản lý dịch hại để giữ cho cây trồng khỏe mạnh và an toàn trước các cuộc tấn công của sâu bệnh, ngoài ra còn có các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như nhiên liệu sinh học, để duy trì hoạt động của các trang trại với lượng khí thải carbon thấp và tiết kiệm chi phí hơn.

Thứ ba, với các giải pháp công nghệ tài chính (fintech) được tích hợp vào điện thoại thông minh và các thiết bị khác, nông dân sản xuất nhỏ có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính tốt hơn. Họ có thể giao dịch mà không cần phải di chuyển đến các trung tâm đô thị, giảm ô nhiễm không khí do lái xe và giảm thiểu nạn phá rừng khi hạn chế sử dụng giấy tờ. 

DỰ BÁO CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP CỦA ASEAN TRONG TƯƠNG LAI 

Theo phiên họp thứ 36 của Hội nghị khu vực Châu Á và Thái Bình Dương do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức, các thành viên thể hiện quyết tâm tăng cường công nghệ nông nghiệp, nâng cao nhận thức về lợi ích của công nghệ, hỗ trợ nông dân và doanh nhân nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan.

Bên cạnh đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc dự đoán sẽ có nhiều việc được thực hiện hơn trong việc quản trị dữ liệu vì nhiều hệ thống và cảm biến sẽ thu thập dữ liệu cá nhân. Công nghệ nông nghiệp được triển khai phù hợp ở Đông Nam Á sẽ tăng cường an ninh lương thực và giúp nông nghiệp trở nên năng suất và hiệu quả hơn đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường và khuyến khích các phương pháp canh tác bền vững vì lợi ích lớn hơn của khu vực.