“Bài” phương Tây, Nga quay sang thân với Ấn
Giới quan sát đánh giá, nỗ lực tăng cường quan hệ với Ấn Độ là một phần trong chiến lược “hướng Đông” của Nga
Theo trang Business Insider, có vẻ như Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tìm thấy một đồng minh mới.
Hôm qua (11/12), trong chuyến thăm Ấn, ông Putin đã gặp Thủ tướng nước này Narendra Modi tại New Delhi để tăng cường quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực năng lượng, quân sự và thương mại.
Ban đầu, Nga và Ấn Độ sẽ thử nghiệm bằng cách đẩy mạnh mối quan hệ trong lĩnh vực năng lượng. Hai nước dự kiến sẽ xây dựng ít nhất 10 nhà máy điện hạt nhân ở Ấn trong vòng 20 năm tới và sẽ thành lập một liên doanh để thực hiện các dự án thủy điện tại khu vực châu Á.
Ngoài ra, hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft của Nga đã ký kết một thỏa thuận sơ bộ nhằm cung cấp cho Ấn Độ 10 triệu tấn dầu trong vòng 10 năm tới.
Tuy vậy, động thái gây bất ngờ hơn cả là Nga mời Ấn Độ tham gia vào các dự án năng lượng ở Bắc Cực.
“Rosneft và Gazprom, hai công ty lớn nhất của chúng tôi, cùng với các đối tác Ấn Độ, sẽ chuẩn bị các dự án nhằm phát triển thềm lục địa Bắc Băng Dương của Nga và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khí hóa lỏng”, ông Putin nói.
Hồi tháng 9 năm nay, Rosneft phát hiện ra một trữ lượng dầu lửa lớn ở Bắc Cực, tương đương với trữ lượng dầu lửa của Saudi Arabia. Vấn đề lớn nằm ở chỗ, Nga không có khả năng để khoan dầu trong điều kiện lạnh giá ngoài khơi nếu không có chuyên môn của tập đoàn dầu lửa Mỹ Exxon Mobil. Tuy nhiên, do Mỹ đang trừng phạt Nga, Exxon không thể hợp tác với Moscow trong việc khoan dầu này.
Trong bối cảnh các mỏ dầu hiện có của Nga ở Siberia đang cạn dần, nước này cần mở các mỏ mới nhằm cạnh tranh với Mỹ để trở thành nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới. Vì lý do này, Nga thực sự cần khai thác dầu ở Bắc Cực.
Đối với Exxon, hợp tác khai thác dầu với Nga ở Bắc Cực cũng có ý nghĩa quan trọng. Nga là đối tác thăm dò lớn thứ nhì của tập đoàn này, nên việc buộc phải từ bỏ sự hợp tác với Moscow đồng nghĩa với một tổn thất lớn của Exxon.
Không chỉ đạt được các thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng, chuyến thăm Ấn của ông Putin còn thắt chặt liên minh quân sự giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo đã ký một thỏa thuận cho phép quân đội Ấn được huấn luyện trong các trại huấn luyện của quân đội Nga. Ngoài ra, Thủ tướng Modi nói Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ.
Trong khi phương Tây siết chặt trừng phạt Nga, Ấn Độ nhất trí sẽ tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương với nước này lên mức 20 tỷ USD vào năm 2015.
Giới quan sát đánh giá, nỗ lực tăng cường quan hệ với Ấn Độ là một phần trong chiến lược “hướng Đông” của Nga. Moscow đang tìm cách thiết lập các mối quan hệ đối tác mới và tăng cường các liên minh hiện có để bù đắp cho sự lạnh giá trong quan hệ với Eurozone và Mỹ.
Trong mấy tháng trở lại đây, Nga đã đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc. Hồi tháng 5, ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một hợp đồng cung cấp khí đốt thời hạn 30 năm. Ngoài ra, hai nước cũng đang tiến tới xây dựng mối liên minh quân sự chặt chẽ hơn.
Thậm chí, Tổng thống Putin còn tuyên bố muốn tăng cường quan hệ với Triều Tiên.
Tuy vậy, theo các nhà chuyên môn, còn quá sớm để khẳng định chiến lược “hướng Đông” sẽ giúp ích như thế nào cho Nga trong việc vượt qua những thách thức kinh tế hiện nay.
Hôm qua (11/12), trong chuyến thăm Ấn, ông Putin đã gặp Thủ tướng nước này Narendra Modi tại New Delhi để tăng cường quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực năng lượng, quân sự và thương mại.
Ban đầu, Nga và Ấn Độ sẽ thử nghiệm bằng cách đẩy mạnh mối quan hệ trong lĩnh vực năng lượng. Hai nước dự kiến sẽ xây dựng ít nhất 10 nhà máy điện hạt nhân ở Ấn trong vòng 20 năm tới và sẽ thành lập một liên doanh để thực hiện các dự án thủy điện tại khu vực châu Á.
Ngoài ra, hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft của Nga đã ký kết một thỏa thuận sơ bộ nhằm cung cấp cho Ấn Độ 10 triệu tấn dầu trong vòng 10 năm tới.
Tuy vậy, động thái gây bất ngờ hơn cả là Nga mời Ấn Độ tham gia vào các dự án năng lượng ở Bắc Cực.
“Rosneft và Gazprom, hai công ty lớn nhất của chúng tôi, cùng với các đối tác Ấn Độ, sẽ chuẩn bị các dự án nhằm phát triển thềm lục địa Bắc Băng Dương của Nga và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khí hóa lỏng”, ông Putin nói.
Hồi tháng 9 năm nay, Rosneft phát hiện ra một trữ lượng dầu lửa lớn ở Bắc Cực, tương đương với trữ lượng dầu lửa của Saudi Arabia. Vấn đề lớn nằm ở chỗ, Nga không có khả năng để khoan dầu trong điều kiện lạnh giá ngoài khơi nếu không có chuyên môn của tập đoàn dầu lửa Mỹ Exxon Mobil. Tuy nhiên, do Mỹ đang trừng phạt Nga, Exxon không thể hợp tác với Moscow trong việc khoan dầu này.
Trong bối cảnh các mỏ dầu hiện có của Nga ở Siberia đang cạn dần, nước này cần mở các mỏ mới nhằm cạnh tranh với Mỹ để trở thành nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới. Vì lý do này, Nga thực sự cần khai thác dầu ở Bắc Cực.
Đối với Exxon, hợp tác khai thác dầu với Nga ở Bắc Cực cũng có ý nghĩa quan trọng. Nga là đối tác thăm dò lớn thứ nhì của tập đoàn này, nên việc buộc phải từ bỏ sự hợp tác với Moscow đồng nghĩa với một tổn thất lớn của Exxon.
Không chỉ đạt được các thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng, chuyến thăm Ấn của ông Putin còn thắt chặt liên minh quân sự giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo đã ký một thỏa thuận cho phép quân đội Ấn được huấn luyện trong các trại huấn luyện của quân đội Nga. Ngoài ra, Thủ tướng Modi nói Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ.
Trong khi phương Tây siết chặt trừng phạt Nga, Ấn Độ nhất trí sẽ tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương với nước này lên mức 20 tỷ USD vào năm 2015.
Giới quan sát đánh giá, nỗ lực tăng cường quan hệ với Ấn Độ là một phần trong chiến lược “hướng Đông” của Nga. Moscow đang tìm cách thiết lập các mối quan hệ đối tác mới và tăng cường các liên minh hiện có để bù đắp cho sự lạnh giá trong quan hệ với Eurozone và Mỹ.
Trong mấy tháng trở lại đây, Nga đã đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc. Hồi tháng 5, ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một hợp đồng cung cấp khí đốt thời hạn 30 năm. Ngoài ra, hai nước cũng đang tiến tới xây dựng mối liên minh quân sự chặt chẽ hơn.
Thậm chí, Tổng thống Putin còn tuyên bố muốn tăng cường quan hệ với Triều Tiên.
Tuy vậy, theo các nhà chuyên môn, còn quá sớm để khẳng định chiến lược “hướng Đông” sẽ giúp ích như thế nào cho Nga trong việc vượt qua những thách thức kinh tế hiện nay.