Đề xuất tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non từ 35-80%

Đỗ Như
Chia sẻ

Đối với giáo viên mầm non, dự thảo đề xuất tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 13/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định hiện hành, bao gồm Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 và Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006, sau 20 năm thi hành, đã góp phần nâng cao thu nhập, bảo đảm điều kiện cần thiết để nhà giáo thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề còn một số bất cập như tổng thu nhập của giáo viên mầm non chưa tương xứng với tính đặc thù và mức độ phức tạp của hoạt động nghề nghiệp.

Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập được xây dựng dựa trên việc kế thừa các quy định còn phù hợp của Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, đồng thời điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung quan trọng.

Dự thảo Nghị định mới mở rộng đối tượng áp dụng cho tất cả viên chức và người lao động (bao gồm người tập sự, thử việc, hợp đồng) tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trừ các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan cơ yếu.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được đề xuất điều chỉnh theo từng đối tượng.

Đối với giáo viên mầm non, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc.

Giáo viên trường dự bị đại học nâng phụ cấp từ 50% lên 70%, ngang bằng với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, đảm bảo công bằng cho các nhiệm vụ tương đồng.

Nhân viên trường học bổ sung phụ cấp lần đầu tiên, với mức 15% cho các vị trí hỗ trợ, phục vụ (thư viện, văn thư...), 20% cho chức danh chuyên môn dùng chung (kế toán, y tế...) và 25% cho chức danh chuyên ngành, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của họ.

Về cơ sở xác định mức phụ cấp, Quyết định 244/2005/QĐ-TTg xác định mức phụ cấp chủ yếu dựa vào cấp học, loại trường và địa bàn công tác (đồng bằng và miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên, dự thảo Nghị định mới xác định mức phụ cấp dựa trên nhóm vị trí việc làm (hỗ trợ, chuyên môn dùng chung, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành) kết hợp với cấp học, loại trường, địa bàn công.

Cách tính phụ cấp hiện dựa trên mức lương theo ngạch, bậc, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Dự thảo Nghị định mới, cách tính được quy định cụ thể hơn, bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và cách tính cho người lao động không hưởng lương theo hệ số.

Dự thảo Nghị định mới liệt kê rõ các trường hợp không được tính hưởng phụ cấp như: thời gian đi công tác, học tập ở nước ngoài hưởng 40% lương, thời gian bị đình chỉ công tác liên tục từ 1 tháng trở lên, thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (trừ ốm đau, thai sản), thời gian nghỉ khác vượt quá quy định.

Dự thảo bổ sung các quy định chi tiết về hưởng phụ cấp trong các trường hợp biệt phái, hưởng nhiều loại phụ cấp hoặc nhiều mức phụ cấp trong cùng một Nghị định (chỉ hưởng mức cao nhất), thay đổi phân loại đơn vị hành chính, công tác tại trường có nhiều cấp học, làm việc liên trường, dạy ở nhiều điểm trường và viên chức ngoài sư phạm tham gia giảng dạy tại trường sư phạm. Những quy định này chưa thể hiện rõ trong Quyết định số 244.

Việc ban hành dự thảo Nghị định mới thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và nhân viên giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giáo dục Việt Nam.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con