Giáo sư Trung Quốc thành tỷ phú sau IPO của startup vừa bị Mỹ đưa vào "danh sách đen"

Đức Anh
Chia sẻ

Với mức giá IPO của SenseTime, ông Tang Xiao’ou, người sáng lập công ty sẽ sở hữu khối tài sản trị giá 3,4 tỷ USD – trở thành một trong những người giàu nhất Trung Quốc, theo Bloomberg Billonaire Index...

Ông Tang Xiao’ou, người sáng lập SenseTime
Ông Tang Xiao’ou, người sáng lập SenseTime

Chỉ vài tuần sau khi Mỹ đưa SenseTime - một trong những nhà cung cấp giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất của Trung Quốc vào “danh sách đen” thương mại với cáo cuộc vi phạm nhân quyền - startup này vừa chào bán cổ phiều lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn chứng khoán Hồng Kông.

Sau một thời gian ngắn trì hoãn, SenseTime vừa định giá cổ phiếu IPO của mình ở mức 3,85 Đôla Hồng Kông (tương đương 0,49 USD) và dự kiến huy động 5,55 tỷ Đôla Hồng Kông (hơn 710 triệu USD). Dù đây là mức giá thấp nhất trong khoảng giá IPO dự kiến của SenseTime, thương vụ này cho thấy bất chấp căng thẳng gia tăng với Mỹ và việc Bắc Kinh siết quản lý với ngành công nghệ, Trung Quốc – với hệ thống giám sát khổng lồ - vẫn đang tiếp tục mang lại khối tài sản và lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư mạo hiểm.

Với mức giá IPO trên, ông Tang Xiao’ou, người sáng lập SenseTime và hiện nắm giữ 21% cổ phần công ty này, sẽ sở hữu khối tài sản trị giá 3,4 tỷ USD – trở thành một trong những người giàu nhất Trung Quốc, theo Bloomberg Billonaire Index.

Ông Tang, 53 tuổi, từng tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và hiện là giáo sư về kỹ thuật thông tin tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc.

Từ lâu được kỳ vọng sẽ là có một thương vụ IPO “bom tấn”, thời gian gần đây, SenseTime vấp phải không ít trở ngại. Đầu tháng này, công ty buộc phải hoãn lên sàn sau khi Mỹ cáo buộc phần mềm nhận diện khuôn mặt của công ty được sử dụng trong việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương, miền tây Trung Quốc. Cáo buộc này dẫn tới việc SenseTime bị đưa vào “danh sách đen” thương mại. Startup khẳng định các cáo buộc của Washington là không có cơ sở.

SenseTime là IPO đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đại lục của một startup công nghệ tỷ USD của Trung Quốc kể từ sau IPO tại Mỹ của hãng gọi xe công nghệ Didi Global Inc. vấp phải phản ứng dữ dội từ phía nhà chức trách Trung Quốc. Chỉ vài tháng sau IPO, Didi đã tuyên bố hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán New York và chuẩn bị niêm yết tại Hồn Kông.

Cổ phiếu SenseTime dự kiến bắt đầu giao dịch trên sàn Hồng Kông vào ngày 30/12, đưa định giá của công ty lên hơn 16 tỷ USD.

Ông Tang bắt đầu tham gia phát triển công trí tuệ nhân tạo dùng trong nhận diện khuôn mặt từ lâu. Ông có bằng cử nhân Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, sau đó tốt nghiệp Đại học Rochester ở New York, rồi lấy bằng tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts năm 1996 – nơi ông theo ngành robot dưới nước và máy tính.

Ông Tang từng làm việc cho Microsoft Research châu Á vài năm. Năm 2014, ông cùng với Xu Li, một nhà nghiên cứu tại hãng máy tính Lenovo, đồng sáng lập SenseTime, đặt trụ sở tại thành phố Thượng Hải. Startup này sau đó thu hút được vốn đầu tư từ IDG Capital, SoftBank, Alibaba và Silver Lake.

Hiện tại, SenseTime là công ty phần mềm AI lớn nhất châu Á với 11% thị phần, theo cáo bạch IPO. Công nghệ của công ty này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm việc hỗ trợ cảnh sát, tạo cảnh thực tế tăng cường trong trò chơi di động của hãng công nghệ Tencent...

Các công ty và quỹ đã đăng ký đầu tư vào IPO của SenseTime gồm Quỹ cải cách sở hữu hỗn hợp (được Chính phủ Trung Quốc đầu tư), Shanghai Xuhui Capital Investment Co. Các nhà tài trợ gồm có China International Capital Corp., Haitong International Securities Group Ltd. và HSBC Holdings Plc.

Năm 2020, doanh thu của SenseTime tăng 14% so với năm trước đó lên 3,4 tỷ Nhân dân tệ (534 triệu USD) nhưng vẫn báo lỗ 1,8 tỷ Nhân dân tệ.

“Các công ty công nghệ ở giai đoạn đầu vẫn cần đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển để đảm bảo tính cạnh tranh cho công nghệ của mình. Với SenseTime, việc duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định quan trọng hơn việc tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn”, Kenny Ng, chiến lược gia tại Everbright Sun Hung Kai, nhận định.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con