Mở cửa thị trường trái cây, thịt gia cầm tại Nhật Bản

Chu Khôi
Chia sẻ

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thúc giục Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhanh chóng hoàn thành thủ tục để mở của cho quả nhãn tươi của Việt Nam xuất khẩu vào nước này trong vụ thu hoạch năm 2022. Cùng với đó, đề nghị Nhật Bản áp dụng kiểm tra trực tuyến với việc xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt sang Nhật Bản…

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà OCOP cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide
Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà OCOP cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có các buổi làm việc song phương với nhiều cơ quan, tổ chức của nước bạn nhằm thúc đẩy hợp tác nông, lâm ngư nghiệp hai nước.

THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN

Những năm gần đây, trong tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đã ký 4 Bản Ghi nhớ (MOU), gồm: MOU hợp tác phổ biến quy chuẩn và chứng nhận liên quan tới chất lượng nông sản, thực phẩm (năm 2018); MOU về phát triển chuỗi giá trị gạo (năm 2018); MOU về trao đổi công nghệ, kỹ thuật trong thủy lợi và MOU về hợp tác thủy sản cùng ký ngày 12/12/2020.

Trong chuyến thăm và làm việc vừa qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản Kaneko Genjiro đã thống nhất cùng nỗ lực để thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản giữa 2 nước. Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông báo việc mở cửa thị trường cho Quýt Uysu của Nhật Bản vào Việt Nam từ tháng 10/2021.

Trên cơ sở đó, để nghị Bộ trưởng Kanedo chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phía Nhật Bản nhanh chóng hoàn thành thủ tục để mở của cho quả Nhãn tươi của Việt Nam vào Nhật Bản trong vụ thu hoạch năm 2022. Đồng thời, đề nghị áp dụng kiểm tra trực tuyến hoặc tạo điều kiện thúc đẩy nhanh thủ tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt sang Nhật Bản. Hai Bộ trưởng cũng thống nhất sẽ thúc đẩy việc mở của thị trường cho quả Bưởi của Việt Nam và Nho của Nhật Bản trong thời gian sớm nhất.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã thông báo cho Bộ trưởng Kanedo việc Việt Nam đang thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững, tích hợp đa giá trị, nhằm đóng góp quan trọng việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho 63% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và 33% lao động. Qua đó, kêu gọi sự đồng hành và hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản, và trực tiếp là Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản.

 

“Nền nông nghiệp hai nước có nhiều xuất phát điểm tương đồng như văn minh lúa nước, phần lớn dân số làm nông nghiệp, hay đặc điểm ruộng đất manh mún. Việt Nam có thể học hỏi rất nhiều từ Nhật Bản trong phát triển kinh tế hợp tác, tinh thần cộng đồng, phát triển sản phẩm OVOP (nhất thôn, nhất phẩm), ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu…”,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đến thăm Phó Chủ tịch JICA Shinichi Yamanaka, ôn lại kỷ niệm trong những lần đến thăm các hợp tác xã của Nhật Bản, thăm tỉnh Oita là nơi bắt đầu phong trào “Nhất thôn –Nhất phẩm”.

“Tôi đứng ở đó và hình dung làng quê này làm thế nào để phát triển, xây dựng và quảng bá sản phẩm. Nước Nhật đã làm thế nào để có thể tự lực, tự cường phát triển. Từ đó, tôi suy nghĩ làm sao có thể phát triển sâu rộng hơn chương trình OCOP ở Việt Nam. Trong thời gian 2021-2025, tôi mong muốn sẽ nâng tầm chương trình OCOP sâu rộng hơn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tâm sự với Ngài Shinichi Yamanaka.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản trong việc giúp ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển. Trong giai đoạn hợp tác đầu tiên từ 2015-2019, Việt Nam đã tiếp nhận và thụ hưởng 10 dự án ODA của Nhật Bản, bao gồm 5 dự án vốn vay và 5 dự án hỗ trợ kỹ thuật, triển khai ở nhiều tiểu lĩnh vực/phân ngành, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành. Bộ trưởng thống nhất với phía JICA về việc rà soát nghiêm túc để thúc đẩy tiến độ các dự án đang triển khai, và xác định ưu tiên kỹ lưỡng đối với các dự án chuẩn bị đề xuất JICA hỗ trợ trong thời gian tới.

HỢP TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã hội kiến với Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, ông Saito Tetsuo. “Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Khu vực này đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng do ảnh hưởng của sụt lún, sạt lở, ngập, xâm nhập mặn, lũ và biến đổi dòng chảy sông Mê Công”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.

Nhằm ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp Việt Nam đã triển khai một loạt giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu theo hướng tôn trọng các quy luật tự nhiên, chuyển đổi các mô hình phát triển thích nghi và khai thác cơ hội từ biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị đảm bảo năng lực cảnh báo, dự báo, khả năng chống chịu trước thiên tai.

Việt Nam cũng đang xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, đa chức năng, phục vụ cho cây lúa, thủy sản, cây trồng cạn, cây lâu năm cũng là một biện pháp được Việt Nam chú trọng. Hệ thống công trình thuỷ lợi được thiết kế không chỉ phục vụ sản xuất mà còn đảm nhiệm trọng trách tiêu thoát nước và phòng chống lụt bão, cải tạo môi trường sinh thái.

Song song với thủy lợi, Việt Nam còn thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất; công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong hành trình ấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ghi nhận sự đồng hành của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản. Hai Bộ đã có Thỏa thuận hợp tác ký năm 2012, sau đó là 2020.

Bộ trưởng Lê Minh Hon đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ 5 vấn đề.

Thứ nhất, thảo luận tiến tới ký kết Bản Ghi nhớ giai đoạn 2023-2026 trong lĩnh vực phòng chống thiên tai;

Thứ hai, đẩy mạnh trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác về phòng chống lũ quét; sạt lở đất; sạt lở bờ sông, bờ biển;

Thứ ba, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương như ADRC, APEC, ASEAN, các hoạt động thực hiện Khung Sendai;

Thứ tư, ủng hộ các hoạt động song phương như: thực hiện các dự án của JICA tại Việt nam;

Thứ năm, tiếp tục hỗ trợ thực hiện các Dự án “Tăng cường năng lực ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc” và “Hợp tác kỹ thuật để quy hoạch phát triển về Phục hồi sau lũ lụt và Xây dựng Quy hoạch tổng thể về phòng, chống thiên tai ở miền Trung Việt Nam”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con