Mỹ bắt đầu “ra đòn” với Nga về khủng hoảng Ukraine
Mỹ tuyên bố ngừng tất cả các cuộc đàm phán song phương về thương mại và đầu tư với Nga
Mỹ vừa tuyên bố sẽ ngừng các cuộc đàm phán với Nga về tăng cường thương mại và đầu tư. Theo tờ Wall Street Journal, đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm gây sức ép buộc Nga phải từ bỏ can thiệp quân sự vào Ukraine.
Tuyên bố nói trên được Mỹ đưa ra vào cuối ngày 3/3 theo giờ Washington. “Do những sự kiện diễn ra gần đây ở Ukraine, chúng tôi sẽ ngừng tất cả các cuộc đàm phán song phương về thương mại và đầu tư với Chính phủ Nga được dự kiến nhằm thúc đẩy tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước”, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói.
Trước đó, Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo rằng, nước Mỹ đang xem xét một loạt biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao nhằm vào Nga sau khi Moscow đưa quân vào vùng Crimea của Ukraine. Ông Obama đã nói rằng, động thái giành quyền kiểm soát Crimea của Nga sẽ khiến nước này phải trả “giá đắt”.
Trong một diễn biến mới khác, Nga tuyên bố rằng, việc nước này can thiệp vào Crimea là phản ứng hợp pháp theo đề nghị của Tổng thống bị phế truất của Ukraine, ông Victor Yanukovych trước những mối đe dọa của các phần tử cực đoan. Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin ngày 3/3 nói rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho an ninh của nước Nga và sự an toàn của hàng triệu người Nga đang sống ở miền Nam Ukraine. Theo ông Churkin, chính ông Yanukovych đã viết thư đề nghị Tổng thống Vladimir Putin triển khai quân ở Crimea.
“Điều này hoàn toàn hợp pháp theo luật của Nga, và xét tới tình hình đặc biệt ở Ukraine cũng như những mối đe dọa đối với người Nga ở Ukraine, các công dân Nga và hạm đội Biển Đen”, ông Churkin phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc tại New York.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn duy trì tình trạng căng thẳng cao độ. Các hãng thông tấn lớn đưa tin, Nga tiếp tục siết chặt vùng kiểm soát ở Crimea, bất chấp sức ép từ phương Tây. Phía Ukraine nói rằng, Nga đã lên tiếng đe dọa lực lượng Hải quân của nước này. Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Kiev trong ngày hôm nay.
Mấy tháng gần đây, các quan chức Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với Nga về tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Là hai nền kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới nhưng Nga và Mỹ mới có quan hệ thương mại rất nhỏ bé. Nga chỉ chiếm khoảng 1% kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ.
Năm 2012, Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Cùng với đó, Washington thông qua một đạo luật nhất trí quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Nga.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev đã tới thăm Washington để đàm phán các khung hợp tác thương mại và đầu tư. Mỹ không đặt mục tiêu lớn trong cuộc đàm phán này như cuộc đàm phán về hiệp ước đầu tư song phương với Trung Quốc hay thiết lập các thỏa thuận thương mại cấp cao với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu chính thức của Mỹ, nước này nhập khẩu 27 tỷ USD hàng hóa của Nga trong năm 2013, chủ yếu là dầu lửa, và xuất khẩu sang nước này 11,2 tỷ USD, chủ yếu là máy bay, xe hơi và phụ tùng. Đến nay, các công ty dầu lửa của Mỹ cũng đã có đầu tư vào thị trường năng lượng Nga, nơi nằm dưới sự thống trị của các tập đoàn quốc doanh.
Tuyên bố nói trên được Mỹ đưa ra vào cuối ngày 3/3 theo giờ Washington. “Do những sự kiện diễn ra gần đây ở Ukraine, chúng tôi sẽ ngừng tất cả các cuộc đàm phán song phương về thương mại và đầu tư với Chính phủ Nga được dự kiến nhằm thúc đẩy tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước”, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói.
Trước đó, Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo rằng, nước Mỹ đang xem xét một loạt biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao nhằm vào Nga sau khi Moscow đưa quân vào vùng Crimea của Ukraine. Ông Obama đã nói rằng, động thái giành quyền kiểm soát Crimea của Nga sẽ khiến nước này phải trả “giá đắt”.
Trong một diễn biến mới khác, Nga tuyên bố rằng, việc nước này can thiệp vào Crimea là phản ứng hợp pháp theo đề nghị của Tổng thống bị phế truất của Ukraine, ông Victor Yanukovych trước những mối đe dọa của các phần tử cực đoan. Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin ngày 3/3 nói rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho an ninh của nước Nga và sự an toàn của hàng triệu người Nga đang sống ở miền Nam Ukraine. Theo ông Churkin, chính ông Yanukovych đã viết thư đề nghị Tổng thống Vladimir Putin triển khai quân ở Crimea.
“Điều này hoàn toàn hợp pháp theo luật của Nga, và xét tới tình hình đặc biệt ở Ukraine cũng như những mối đe dọa đối với người Nga ở Ukraine, các công dân Nga và hạm đội Biển Đen”, ông Churkin phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc tại New York.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn duy trì tình trạng căng thẳng cao độ. Các hãng thông tấn lớn đưa tin, Nga tiếp tục siết chặt vùng kiểm soát ở Crimea, bất chấp sức ép từ phương Tây. Phía Ukraine nói rằng, Nga đã lên tiếng đe dọa lực lượng Hải quân của nước này. Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Kiev trong ngày hôm nay.
Mấy tháng gần đây, các quan chức Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với Nga về tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Là hai nền kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới nhưng Nga và Mỹ mới có quan hệ thương mại rất nhỏ bé. Nga chỉ chiếm khoảng 1% kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ.
Năm 2012, Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Cùng với đó, Washington thông qua một đạo luật nhất trí quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Nga.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev đã tới thăm Washington để đàm phán các khung hợp tác thương mại và đầu tư. Mỹ không đặt mục tiêu lớn trong cuộc đàm phán này như cuộc đàm phán về hiệp ước đầu tư song phương với Trung Quốc hay thiết lập các thỏa thuận thương mại cấp cao với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu chính thức của Mỹ, nước này nhập khẩu 27 tỷ USD hàng hóa của Nga trong năm 2013, chủ yếu là dầu lửa, và xuất khẩu sang nước này 11,2 tỷ USD, chủ yếu là máy bay, xe hơi và phụ tùng. Đến nay, các công ty dầu lửa của Mỹ cũng đã có đầu tư vào thị trường năng lượng Nga, nơi nằm dưới sự thống trị của các tập đoàn quốc doanh.