Nga cáo buộc Mỹ âm mưu lật đổ Putin
Cáo buộc này của Moscow được đưa ra chưa đầy 1 tuần sau khi một chính trị gia đối lập của Nga bị sát hại ngay gần điện Kremlin
Theo tin từ Bloomberg, Hội đồng An ninh Nga hôm qua (4/3) đã cáo buộc Mỹ có âm mưu lật đổ Tổng thống Vladimir Putin bằng cách cung cấp tài chính cho phe đối lập và xúi giục biểu tình lớn. Cáo buộc này của Moscow được đưa ra chưa đầy 1 tuần sau khi một chính trị gia đối lập của Nga bị sát hại ngay gần điện Kremlin.
Mỹ đang bơm tiền cho các nhóm chính trị ở Nga dưới chiêu bài thúc đẩy xã hội dân sự, tương tự như trong “các cuộc cách mạng màu sắc” thời Liên Xô trước kia và ở thế giới Arab - Giám đốc Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nói trong một tuyên bố.
Cũng theo ông Patrushev, song song với đó, Mỹ sử dụng các lệnh trừng phạt áp lên Nga liên quan tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine nhằm gây tổn thất kinh tế và châm ngòi cho sự bất mãn của người dân.
Giới chức Mỹ đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc này. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest gọi ý tưởng trên của Moscow là “kỳ quặc và sai lầm”.
Cách đây ít hôm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng, Tổng thống Putin đã “nói sai về phần nhiều những gì mà Mỹ đang làm và đã cố gắng làm”.
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, Will Stevens, nói, các lệnh trừng phạt của Mỹ áp dụng với Nga nhằm mục đích khiến Nga thay đổi chính sách, chứ không phải nhằm buộc nước này thay đổi chính phủ.
Chủ nhật vừa rồi, hơn 50.000 người đã đổ xuống đường ở trung tâm thủ đô Moscow để tưởng nhớ Boris Nemtsov, một cựu Phó thủ tướng đồng thời là một người có quan điểm chỉ trích mạnh ông Putin.
Ông Nemtsov bị bắn hạ vào buổi tối ngày thứ Sáu khi đi ngang qua một cây cầu bắc qua sông gần Quảng trường Đỏ và điện Kremlin. Cuộc tuần hành tưởng nhớ Nemtsov là cuộc tuần hành lớn nhất ở Nga kể từ năm 2011-2012 khi ông Putin chuẩn bị trở lại vai trò Tổng thống nhiệm kỳ thứ ba.
“Rõ ràng Nhà Trắng đã đoán trước được sự suy giảm mạnh trong mức sống của người dân Nga và các cuộc biểu tình lớn”, ông Patrushev phát biểu. Theo ông Patrushev, nước Nga có thể chịu được áp lực nhờ sức mạnh bền bỉ và “hàng thập kỷ kinh nghiệm chống lại các cuộc cách mạng màu sắc”.
Lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm sâu đang đẩy kinh tế Nga vào cuộc suy thoái đầu tiên sau 6 năm. Trong vòng 1 năm qua, đồng Rúp Nga mất giá hơn 40%. Tuy vậy, bước sang năm 2015, đồng tiền này đã ổn định hơn nhờ lệnh ngừng bắn mới cho miền Đông Ukraine.
Tuần này, Mỹ tuyên bố gia hạn lệnh trừng phạt nhằm vào Nga thêm 1 năm. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) gia hạn lệnh trừng phạt đối với Moscow thêm 6 tháng.
Sau cái chết của chính trị gia đối lập Nemtsov, phe đối lập cáo buộc rằng, giới lãnh đạo chính trị của Nga, bao gồm Putin, đã ra lệnh thực hiện vụ sát hại. Trước khi chết, Nemtsov đã có kế hoạch công bố chi tiết về vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, một nhà phân tích chính trị nổi tiếng ở Nga có quan hệ với điện Kremlin là Sergei Markov cáo buộc mật vụ Ukraine và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) là tác giả vụ sát hại Nemtsov. Trên mạng Facebook, ông Markov nói, mục tiêu của vụ này là nhằm kích động sự bất mãn của dân chúng.
Các nhà điều tra của Nga cho biết đang xem xét nhiều khả năng động cơ của vụ sát hại Nemtsov, bao gồm khả năng đây là một hành vi “gây hấn” nhằm gây bất ổn ở Nga; khả năng Nemtsov bị các phần tử cực đoan Hồi giáo sát hại vì ủng hộ Charlie Hebdo - tờ tạp chí Pháp bị tấn công mới đây sau khi đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed.
Mỹ đang bơm tiền cho các nhóm chính trị ở Nga dưới chiêu bài thúc đẩy xã hội dân sự, tương tự như trong “các cuộc cách mạng màu sắc” thời Liên Xô trước kia và ở thế giới Arab - Giám đốc Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nói trong một tuyên bố.
Cũng theo ông Patrushev, song song với đó, Mỹ sử dụng các lệnh trừng phạt áp lên Nga liên quan tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine nhằm gây tổn thất kinh tế và châm ngòi cho sự bất mãn của người dân.
Giới chức Mỹ đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc này. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest gọi ý tưởng trên của Moscow là “kỳ quặc và sai lầm”.
Cách đây ít hôm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng, Tổng thống Putin đã “nói sai về phần nhiều những gì mà Mỹ đang làm và đã cố gắng làm”.
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, Will Stevens, nói, các lệnh trừng phạt của Mỹ áp dụng với Nga nhằm mục đích khiến Nga thay đổi chính sách, chứ không phải nhằm buộc nước này thay đổi chính phủ.
Chủ nhật vừa rồi, hơn 50.000 người đã đổ xuống đường ở trung tâm thủ đô Moscow để tưởng nhớ Boris Nemtsov, một cựu Phó thủ tướng đồng thời là một người có quan điểm chỉ trích mạnh ông Putin.
Ông Nemtsov bị bắn hạ vào buổi tối ngày thứ Sáu khi đi ngang qua một cây cầu bắc qua sông gần Quảng trường Đỏ và điện Kremlin. Cuộc tuần hành tưởng nhớ Nemtsov là cuộc tuần hành lớn nhất ở Nga kể từ năm 2011-2012 khi ông Putin chuẩn bị trở lại vai trò Tổng thống nhiệm kỳ thứ ba.
“Rõ ràng Nhà Trắng đã đoán trước được sự suy giảm mạnh trong mức sống của người dân Nga và các cuộc biểu tình lớn”, ông Patrushev phát biểu. Theo ông Patrushev, nước Nga có thể chịu được áp lực nhờ sức mạnh bền bỉ và “hàng thập kỷ kinh nghiệm chống lại các cuộc cách mạng màu sắc”.
Lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm sâu đang đẩy kinh tế Nga vào cuộc suy thoái đầu tiên sau 6 năm. Trong vòng 1 năm qua, đồng Rúp Nga mất giá hơn 40%. Tuy vậy, bước sang năm 2015, đồng tiền này đã ổn định hơn nhờ lệnh ngừng bắn mới cho miền Đông Ukraine.
Tuần này, Mỹ tuyên bố gia hạn lệnh trừng phạt nhằm vào Nga thêm 1 năm. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) gia hạn lệnh trừng phạt đối với Moscow thêm 6 tháng.
Sau cái chết của chính trị gia đối lập Nemtsov, phe đối lập cáo buộc rằng, giới lãnh đạo chính trị của Nga, bao gồm Putin, đã ra lệnh thực hiện vụ sát hại. Trước khi chết, Nemtsov đã có kế hoạch công bố chi tiết về vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, một nhà phân tích chính trị nổi tiếng ở Nga có quan hệ với điện Kremlin là Sergei Markov cáo buộc mật vụ Ukraine và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) là tác giả vụ sát hại Nemtsov. Trên mạng Facebook, ông Markov nói, mục tiêu của vụ này là nhằm kích động sự bất mãn của dân chúng.
Các nhà điều tra của Nga cho biết đang xem xét nhiều khả năng động cơ của vụ sát hại Nemtsov, bao gồm khả năng đây là một hành vi “gây hấn” nhằm gây bất ổn ở Nga; khả năng Nemtsov bị các phần tử cực đoan Hồi giáo sát hại vì ủng hộ Charlie Hebdo - tờ tạp chí Pháp bị tấn công mới đây sau khi đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed.