Nga - Trung tính lập tổ chức đánh giá tín nhiệm chung
Cuộc đối đầu với phương Tây đang khiến Nga muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu
Nga và Trung Quốc đã nhất trí thành lập một tổ chức đánh giá tín nhiệm chung. Động thái này được cho là nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các tổ chức đánh giá tín nhiệm của Mỹ và châu Âu.
“Ban đầu, tổ chức này sẽ đánh giá các dự án đầu tư Nga-Trung nhằm thu hút các nhà đầu tư từ một số nước châu Á”, tờ Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu từ Bắc Kinh.
“Dần dần, dựa trên tiến trình và thẩm quyền của tổ chức này, chúng tôi tin tổ chức sẽ vươn lên một cấp độ mà các ý kiến đánh giá của tổ chức sẽ thu hút các quốc gia khác”.
Bộ Tài chính Nga không công bố chi tiết cụ thể về khung thời gian và điều kiện thành lập tổ chức đánh giá tín nhiệm trên. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận cho hay, có khả năng, kế hoạch có sự tham gia của tổ chức đánh giá tín nhiệm Dagong của Trung Quốc và một tổ chức được nhà nước hậu thuẫn của Nga.
Nhóm các nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi (BRICS) từ lâu đã bàn về kế hoạch mở cơ quan đánh giá tín nhiệm riêng. Các quốc gia này phàn nàn rằng, các tổ chức đánh giá tín nhiệm toàn cầu như S&P, Moody’s và Fitch chỉ tập trung vào các nước phát triển và không đưa ra đánh giá đúng đắn về các nước đang phát triển.
Những nỗ lực trước đây nhằm mở một tổ chức đánh giá tín nhiệm riêng của BRICS chưa đi đến đâu. Tuy nhiên, giới quan sát tại Nga tỏ ra lạc quan về kế hoạch thành lập tổ chức đánh giá tín nhiệm Nga-Trung, cho rằng tổ chức này sẽ được khối BRICS ủng hộ và trở thành kế hoạch của cả khối tại hội nghị thượng đỉnh khối diễn ra ở Brazil vào tháng tới.
Theo các nhà phân tích, cuộc đối đầu với phương Tây trong khủng hoảng Ukraine đang khiến Nga muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu. Việc Moscow hợp tác với Bắc Kinh để thành lập tổ chức đánh giá tín nhiệm chung là một động thái thể hiện mong muốn này.
“Những sự kiện gần đây ở Nga và Ukraine đã dẫn tới một hiệu ứng tăng tốc. Lệnh trừng phạt của phương Tây khuyến khích các kế hoạch của Nga nhằm giảm sự phụ thuộc vào phương Tây”, chuyên gia Chris Weafer thuộc công ty tư vấn Macro Advisory ở Moscow đánh giá.
Sau khi Mỹ và châu Âu tuyên bố trừng phạt Nga bằng cách cấm visa và đóng băng tài sản của một số chính trị gia và doanh nhân Nga hồi tháng 3, Phó thủ tướng nước này Igor Shuvalov từng nói, thiệt hại lớn nhất đối với Nga không đến từ các lệnh trừng phạt như vậy.
Thay vào đó, theo ông Shuvalov, Nga chịu thiệt hại từ những biện “ngầm”, chẳng hạn như áp lực của Mỹ đối với các quỹ đầu tư và tổ chức đánh giá tín nhiệm gây ảnh hưởng tới quan điểm và đánh giá của các quỹ và tổ chức này đối với Nga.
Vào tháng 4, chưa đầy hai tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea, S&P đã cắt giảm điểm tín nhiệm quốc gia của Nga về mức chỉ cao hơn hạng không khuyến nghị đầu tư một bậc. Moscow xem động thái này của S&P là có động cơ chính trị, trong khi S&P phủ nhận.
Việc Nga - Trung hợp tác mở tổ chức đánh giá tín nhiệm riêng cũng cho thấy mối quan hệ song phương đang được đẩy mạnh. Thời gian qua, hai nước đã có một loạt sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, quan hệ song phương giữa hai nước còn chưa phản ánh hết tiềm năng.
Tháng trước, Nga ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm trị giá 400 tỷ USD. Trong chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc, hai bên đã ký khoảng 50 thỏa thuận.
“Ban đầu, tổ chức này sẽ đánh giá các dự án đầu tư Nga-Trung nhằm thu hút các nhà đầu tư từ một số nước châu Á”, tờ Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu từ Bắc Kinh.
“Dần dần, dựa trên tiến trình và thẩm quyền của tổ chức này, chúng tôi tin tổ chức sẽ vươn lên một cấp độ mà các ý kiến đánh giá của tổ chức sẽ thu hút các quốc gia khác”.
Bộ Tài chính Nga không công bố chi tiết cụ thể về khung thời gian và điều kiện thành lập tổ chức đánh giá tín nhiệm trên. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận cho hay, có khả năng, kế hoạch có sự tham gia của tổ chức đánh giá tín nhiệm Dagong của Trung Quốc và một tổ chức được nhà nước hậu thuẫn của Nga.
Nhóm các nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi (BRICS) từ lâu đã bàn về kế hoạch mở cơ quan đánh giá tín nhiệm riêng. Các quốc gia này phàn nàn rằng, các tổ chức đánh giá tín nhiệm toàn cầu như S&P, Moody’s và Fitch chỉ tập trung vào các nước phát triển và không đưa ra đánh giá đúng đắn về các nước đang phát triển.
Những nỗ lực trước đây nhằm mở một tổ chức đánh giá tín nhiệm riêng của BRICS chưa đi đến đâu. Tuy nhiên, giới quan sát tại Nga tỏ ra lạc quan về kế hoạch thành lập tổ chức đánh giá tín nhiệm Nga-Trung, cho rằng tổ chức này sẽ được khối BRICS ủng hộ và trở thành kế hoạch của cả khối tại hội nghị thượng đỉnh khối diễn ra ở Brazil vào tháng tới.
Theo các nhà phân tích, cuộc đối đầu với phương Tây trong khủng hoảng Ukraine đang khiến Nga muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu. Việc Moscow hợp tác với Bắc Kinh để thành lập tổ chức đánh giá tín nhiệm chung là một động thái thể hiện mong muốn này.
“Những sự kiện gần đây ở Nga và Ukraine đã dẫn tới một hiệu ứng tăng tốc. Lệnh trừng phạt của phương Tây khuyến khích các kế hoạch của Nga nhằm giảm sự phụ thuộc vào phương Tây”, chuyên gia Chris Weafer thuộc công ty tư vấn Macro Advisory ở Moscow đánh giá.
Sau khi Mỹ và châu Âu tuyên bố trừng phạt Nga bằng cách cấm visa và đóng băng tài sản của một số chính trị gia và doanh nhân Nga hồi tháng 3, Phó thủ tướng nước này Igor Shuvalov từng nói, thiệt hại lớn nhất đối với Nga không đến từ các lệnh trừng phạt như vậy.
Thay vào đó, theo ông Shuvalov, Nga chịu thiệt hại từ những biện “ngầm”, chẳng hạn như áp lực của Mỹ đối với các quỹ đầu tư và tổ chức đánh giá tín nhiệm gây ảnh hưởng tới quan điểm và đánh giá của các quỹ và tổ chức này đối với Nga.
Vào tháng 4, chưa đầy hai tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea, S&P đã cắt giảm điểm tín nhiệm quốc gia của Nga về mức chỉ cao hơn hạng không khuyến nghị đầu tư một bậc. Moscow xem động thái này của S&P là có động cơ chính trị, trong khi S&P phủ nhận.
Việc Nga - Trung hợp tác mở tổ chức đánh giá tín nhiệm riêng cũng cho thấy mối quan hệ song phương đang được đẩy mạnh. Thời gian qua, hai nước đã có một loạt sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, quan hệ song phương giữa hai nước còn chưa phản ánh hết tiềm năng.
Tháng trước, Nga ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm trị giá 400 tỷ USD. Trong chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc, hai bên đã ký khoảng 50 thỏa thuận.