Nhật Bản cho vay thêm hơn 41 tỷ Yên, sớm đưa tuyến metro đầu tiên tại TP.HCM vận hành năm 2024

Anh Tú
Chia sẻ

Nhật Bản vừa cho Việt Nam vay thêm 41.223,7 triệu Yên để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 tại TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Tuyến metro này dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác trong năm 2024...

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ 03 khoản vay cho dự án vào các năm 2007, 2012 và 2016 nhằm bổ sung nguồn vốn.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ 03 khoản vay cho dự án vào các năm 2007, 2012 và 2016 nhằm bổ sung nguồn vốn.

Cuối tuần qua, tại Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản. 

Trong khuôn khổ chương trình, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio trao đổi Công hàm cho khoản vay STEP lần 4 của Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho dự án “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên”.

 

Đây là khoản vay tiếp nối lần thứ 4 trị giá 41.223,7 triệu Yên, sau 03 khoản vay cho dự án vào các năm 2007, 2012 và 2016 được Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ cho dự án nhằm tiếp tục bổ sung nguồn vốn, góp phần hoàn thành dự án quan trọng này tại TP. Hồ Chí Minh và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam.

Đây là một trong những văn kiện quan trọng được ký kết nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Nhật Bản, góp phần vào thành công chung của chuyến thăm ngay sau khi lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hoà bình, thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên là một trong tám tuyến metro được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch nhằm hình thành hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho đô thị lớn nhất trong cả nước.

Dự án có 4 gói thầu chính sử dụng vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản gồm ba gói thầu xây dựng và một gói thầu cơ điện.

Dự án dài gần 20 km từ Bến Thành, quận 1 đến depot Long Bình, Thành phố Thủ Đức. Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh, khởi công năm 2012 và dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác trong năm 2024.

 Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. 
 Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. 

Thông tin từ Ban quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh (MAUR, chủ đầu tư) cho thấy metro số 1 hoàn thành hơn 96% khối lượng, đã chạy thử nghiệm toàn tuyến cả đoạn ngầm và trên cao.

Theo thiết kế, đoạn trên cao tuyến metro số 1 cho tàu chạy tốc độ tối đa 110 km/h và 80 km/h với đoạn ngầm nhưng quá trình thử nghiệm tàu chạy vận tốc thấp để đảm bảo an toàn. 

Các đoàn tàu của metro số 1 sản xuất tại Nhật Bản gồm ba toa, sức chứa 930 khách (147 khách ngồi và 783 khách đứng). Tuyến tàu điện này sử dụng hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu dựa trên thông tin (CBTC) đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan...

Tuyến tàu điện đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh được lên kế hoạch thi công xong cuối năm nay và nghiệm thu các gói thầu xây dựng đầu năm sau.

Tháng 3/2024, việc lắp đặt hệ thống cơ điện của dự án sẽ hoàn thành, đồng thời nhà thầu kiểm tra, khắc phục các khiếm khuyết cũng như hiệu chỉnh từng thiết bị, máy móc, đảm bảo vận hành trơn tru.

MAUR đặt mục tiêu giữa năm 2024 xây dựng xong 9 cầu bộ hành kết nối các ga trên cao của tuyến metro số 1, song song với đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống và đào tạo lái tàu, nhân viên vận hành.

Sau khi được các cơ quan quản lý chuyên ngành nghiệm thu hoàn thành dự án, tuyến tàu điện sẽ bắt đầu khai thác thương mại từ tháng 7/2024.

Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành, quận 1 đến depot Long Bình, TP. Thủ Đức. Đây là là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, khởi công năm 2012.

Sau tuyến này, dự án metro số 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương đang được TP. Hồ Chí Minh giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật để khởi công các gói thầu chính năm 2025, hoàn thành năm 2030.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con