Nokia tính sáp nhập Alcatel-Lucent
Hai công ty này đã vài lần đàm phán rồi lại thôi trong nhiều năm qua
Hãng Nokia của Phần Lan đang đàm phán mua lại đối thủ Pháp Alcatel-Lucent trong một thương vụ có thể tạo ra một tập đoàn thiết bị viễn thông châu Âu trị giá khoảng 42 tỷ USD.
Hãng tin Reuters nhận định, nếu vụ sáp nhập được thực hiện, hai tập đoàn được cho là yếu hơn trong ngành này có thể cắt giảm chi phí và hoạt động hiệu quả hơn.
Trong một tuyên bố chung, Nokia và Alcatel-Lucent cho biết “còn chưa có sự chắc chắn nào ở giai đoạn này của cuộc đàm phán”. Tuy vậy, cuộc đàm phán giữa hai bên đã đi được một giai đoạn và không còn ở giai đoạn đầu nữa.
Giới phân tích và các nhà đầu tư lo ngại Chính phủ Pháp sẽ phản đối thương vụ trên, bởi Pháp từng tuyên bố xem ngành viễn thông là một ngành chiến lược. Bên cạnh đó, Pháp cũng rất nhạy cảm với vấn đề cắt giảm việc làm thường xảy ra sau khi các công ty sáp nhập.
Tuy vậy, giá cổ phiếu của Alcatel-Lucent, tập đoàn có mức vốn hóa khoảng 11 tỷ Euro, tương đương 11,6 tỷ USD, đã tăng 14% vào đầu giờ phiên giao dịch ngày 14/4. Giá cổ phiếu của Nokia, công ty có mức vốn hóa 29 tỷ Euro, tương đương khoảng 30,6 tỷ USD, giảm 6%.
Tuyên bố về việc đàm phán sáp nhập được Nokia và Alcatel-Lucent đưa ra sau khi truyền thông đưa tin về việc hai công ty này đã vài lần đàm phán rồi lại thôi trong nhiều năm qua. Trong những năm gần đây, sáp nhập đã trở thành một xu hướng của ngành viễn thông toàn cầu.
Cách đây một năm, Nokia bán lại mảng điện thoại di động gặp khó của mình cho hãng Microsft. Tuần này, truyền thông quốc tế rộ tin Nokia có thể mua lại mảng hạ tầng di động của Alcatel.
Nhà quản lý quỹ Ion-Marc Valahu thuộc quỹ Clairinvest bày tỏ hoài nghi về những lợi ích của một thỏa thuận giữa Nokia và Alcatel-Lucent.
“Họ là hai đối thủ yếu hơn trong ngành. Họ có thể cắt giảm một số chi phí, nhưng không phải vì hai công ty yếu hợp sức lại với nhau mà sẽ có một công ty mạnh hơn”, ông Valahu nói.
Hãng tin Reuters nhận định, nếu vụ sáp nhập được thực hiện, hai tập đoàn được cho là yếu hơn trong ngành này có thể cắt giảm chi phí và hoạt động hiệu quả hơn.
Trong một tuyên bố chung, Nokia và Alcatel-Lucent cho biết “còn chưa có sự chắc chắn nào ở giai đoạn này của cuộc đàm phán”. Tuy vậy, cuộc đàm phán giữa hai bên đã đi được một giai đoạn và không còn ở giai đoạn đầu nữa.
Giới phân tích và các nhà đầu tư lo ngại Chính phủ Pháp sẽ phản đối thương vụ trên, bởi Pháp từng tuyên bố xem ngành viễn thông là một ngành chiến lược. Bên cạnh đó, Pháp cũng rất nhạy cảm với vấn đề cắt giảm việc làm thường xảy ra sau khi các công ty sáp nhập.
Tuy vậy, giá cổ phiếu của Alcatel-Lucent, tập đoàn có mức vốn hóa khoảng 11 tỷ Euro, tương đương 11,6 tỷ USD, đã tăng 14% vào đầu giờ phiên giao dịch ngày 14/4. Giá cổ phiếu của Nokia, công ty có mức vốn hóa 29 tỷ Euro, tương đương khoảng 30,6 tỷ USD, giảm 6%.
Tuyên bố về việc đàm phán sáp nhập được Nokia và Alcatel-Lucent đưa ra sau khi truyền thông đưa tin về việc hai công ty này đã vài lần đàm phán rồi lại thôi trong nhiều năm qua. Trong những năm gần đây, sáp nhập đã trở thành một xu hướng của ngành viễn thông toàn cầu.
Cách đây một năm, Nokia bán lại mảng điện thoại di động gặp khó của mình cho hãng Microsft. Tuần này, truyền thông quốc tế rộ tin Nokia có thể mua lại mảng hạ tầng di động của Alcatel.
Nhà quản lý quỹ Ion-Marc Valahu thuộc quỹ Clairinvest bày tỏ hoài nghi về những lợi ích của một thỏa thuận giữa Nokia và Alcatel-Lucent.
“Họ là hai đối thủ yếu hơn trong ngành. Họ có thể cắt giảm một số chi phí, nhưng không phải vì hai công ty yếu hợp sức lại với nhau mà sẽ có một công ty mạnh hơn”, ông Valahu nói.