Tài sản của giới tỷ phú Trung Quốc lần đầu tăng sau 4 năm

Ngọc Trang
Chia sẻ

Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc đang bắt đầu phục hồi sau 4 năm liền sụt giảm mạnh do khủng hoảng bất động sản và chiến dịch siết quản lý với khu vực kinh tế tư nhân của chính  phủ...

Từ trái sang phải: Jack Ma, Colin Huang và Pony Ma - Ảnh: Getty Images
Từ trái sang phải: Jack Ma, Colin Huang và Pony Ma - Ảnh: Getty Images

 Tính từ đầu năm nay, tổng giá trị tài sản của 55 người giàu nhất Trung Quốc đã tăng 16% lên 809,6 tỷ USD sau một năm đầy biến động, khi một loạt biện pháp kích thích tăng trưởng của Bắc Kinh giúp thị trường chứng khoán khởi sắc.

Nhóm tỷ phú công nghệ dẫn đầu sự phục hồi này. Trong đó, tỷ phú Pony Ma, người sáng lập Tencent Holdings, là người kiếm đậm nhất, với tài sản tăng hơn 30% lên 47,9 tỷ USD - theo xếp hạng 500 người giàu nhất hành tinh Bloomberg Billionaires Index của hãng tin Bloomberg.

Theo sau là ông Lei Jun, người sáng lập nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi Corp, với tài sản tăng mạnh 12,8 tỷ USD nhờ đẩy nhanh mở rộng sang lĩnh vực xe điện.

Mấy năm gần đây, các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Alibaba Group Holding Ltd. và Didi Global Inc. và nhà sáng lập của những công ty này chịu sự giám sát nghiêm ngặt từ nhà chức trách. Điều này làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư và giới doanh nhân trong nước, đồng thời phủ “mây đen” lên khu vực kinh tế tư nhân vốn đóng vai trò quan trọng trong phép màu kinh tế của Trung Quốc nhiều thập kỷ qua.

“Như những gì chúng ta đã thấy, các tỷ phú Trung Quốc có thể thích nghi với thị trường và xu hướng, tiếp tục đổi mới sáng tạo và tạo ra giá trị cho xã hội cũng như chính bản thân họ”, ông Maximilian Kunkel, giám đốc đầu tư tại công ty quản lý tài sản toàn cầu của UBS Group, nhận xét trong một báo cáo đầu tháng này.

Trong số các tỷ phú Trung Quốc có tài sản tăng trong năm nay, ông Chen Tianshi, Chủ tịch nhà sản xuất chip AI Cambricon Technologies Corp và ông Wang Ning, tỷ phú đứng sau công ty sản xuất đồ chơi Pop Mart International Group Ltd cùng chứng kiến tài sản tăng gấp ba lần.

Tuy nhiên, năm qua cũng ghi nhận sự biến động mạnh trong giới giàu Trung Quốc. Vị trí người giàu nhất nước này chứng kiến sự thay đổi nhiều nhất trong một năm kể từ khi bảng xếp hạng tài sản của Bloomberg bắt đầu được công bố vào năm 2022. Điều này cho thấy sự biến động lớn của nền kinh tế cũng như các cơ hội mới cho giới doanh nhân.

Sau khi trở thành người giàu nhất Trung Quốc vào tháng 8, ông Colin Huang, người sáng lập công ty thương mại điện tử PDD Holdings Inc đứng sau sàn bàn lẻ Temu, đã tuột khỏi vị trí này chỉ sau 18 ngày. Ông đang trên đà hoàn tất năm 2024 với tư cách tỷ phú Trung Quốc mất nhiều tài sản nhất, sau khi công ty của ông dự báo triển vọng tăng trưởng doanh số chậm hơn. Tài sản của ông Huang từ đầu năm đến nay đã giảm khoảng 15,5 tỷ USD

Người bị ông Huang soán ngôi, tỷ phú nước đóng chai Zhong Shanshan, đã hiện giữ vị trí dẫn đầu danh sách giàu của Trung Quốc, dù tải sản giảm khoảng 9,5 tỷ USD từ đầu năm.

Ông Ma của Tencent cũng từng giữ vị trí giàu nhất Trung Quốc trong một khoảng thời gian ngắn khi giá cổ phiếu công ty tăng vọt nhờ tựa game bom tấn mới ra mắt, trước khi để tuột vị trí này vào tay ông Zhong.

Tổng giá trị tài sản của các tỷ phú Trung Quốc phục hồi so với năm trước nhưng giảm khoảng 30% so với mức đỉnh năm 2020 - Nguồn: Getty Images
Tổng giá trị tài sản của các tỷ phú Trung Quốc phục hồi so với năm trước nhưng giảm khoảng 30% so với mức đỉnh năm 2020 - Nguồn: Getty Images

Dù đã phục hồi so với năm trước, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú Trung Quốc năm nay giảm 34% so với mức đỉnh ghi nhận vào cuối năm 2020. Gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thay đổi quan điểm theo hướng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ để giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản và kích thích tiêu dùng nội địa.

Tỷ phú Jack Ma, đồng sáng lập của tập đoàn Alibaba, đầu tháng này đã có lần xuất hiện hiếm hoi tại lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty công nghệ tài chính Ant Group và thảo luận về cơ hội từ trí tuệ nhân tạo cho lĩnh vực công nghệ tài chính. Những năm qua, ông Ma gần như ở ẩn sau bài phát biểu “vạ miệng” đẩy Alibaba vào sóng gió vào cuối năm 2020.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con