Alibaba, Tencent và Baidu giảm gần 40% tổng giao dịch đầu tư bên ngoài trong năm 2023

Chia sẻ

Theo dữ liệu do công ty tư vấn Trung Quốc ITJuzi tổng hợp, các gã khổng lồ internet của Trung Quốc từ Alibaba Group Holding đến Tencent Holdings đã cắt giảm đầu tư bên ngoài vào năm ngoái trong bối cảnh kinh tế suy thoái bên cạnh những trở ngại về quy định và căng thẳng địa chính trị….

Alibaba, Tencent và Baidu cắt giảm gần 40% tổng giao dịch đầu tư bên ngoài trong năm 2023
Alibaba, Tencent và Baidu cắt giảm gần 40% tổng giao dịch đầu tư bên ngoài trong năm 2023

 Dữ liệu từ ITJuzi cho thấy, tổng số giao dịch đầu tư do Alibaba, Tencent và Baidu thực hiện đã giảm gần 40% xuống còn 102 giao dịch vào năm 2023. Trong đó, gã khổng lồ Tencent nổi tiếng với việc góp vốn rộng rãi cho các công ty trong lĩnh vực internet của Trung Quốc, đồng thời chứng kiến mức giảm giao dịch lớn nhất.

SỐ LƯỢNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC GÃ KHỔNG LỒ CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC GIẢM MẠNH SO VỚI NĂM 2021, 2022 

Theo đó, gã khổng lồ về truyền thông xã hội và trò chơi điện tử Tencent đã đạt được 39 hợp đồng đầu tư với 37 công ty vào năm ngoái, giảm mạnh so với con số 95 và 299 giao dịch mà tập đoàn này đã thực hiện lần lượt vào năm 2022 và 2021.

Công ty tìm kiếm trên web và trí tuệ nhân tạo (AI), Baidu đã tham gia vào 24 thương vụ đầu tư vào năm ngoái, giảm so với 52 thương vụ vào năm 2021. Cùng với đó, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, đã tham gia vào 39 thương vụ, giảm so với 91 thương vụ vào năm 2021, theo ITJuzi.

Năm 2021 là một năm bước ngoặt đối với các công ty internet Trung Quốc, khi Bắc Kinh khởi động chiến dịch kiềm chế “sự mở rộng vốn một cách vô trật tự” của các công ty công nghệ. Giữa một loạt các động thái thắt chặt quy định, các công ty internet hàng đầu của đất nước này từng có quy mô thị trường từng ngang bằng với các đối tác Mỹ, hầu như đã ngừng mở rộng.

Các khoản đầu tư của Tencent năm ngoái chủ yếu liên quan đến dịch vụ doanh nghiệp, chăm sóc sức khỏe và trò chơi điện tử. Trong khi đó, các công ty sản xuất tiên tiến là lựa chọn hàng đầu của Alibaba, với 8 thương vụ được công ty có trụ sở chính tại Hàng Châu và các chi nhánh thực hiện trong năm.

Alibaba, công ty đang vật lộn với tình trạng chi tiêu tiêu dùng yếu ớt tại quê nhà, đã thực hiện 4 thương vụ đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử, 3 trong số đó ở bên ngoài Trung Quốc.

AI LÀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ ĐƯỢC CÁC GÃ KHỔNG LỒ CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC YÊU THÍCH VÀO NĂM NGOÁI 

AI là một lĩnh vực đầu tư được các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc yêu thích vào năm ngoái. Họ đã dành nhiều ủng hộ cho các công ty có khả năng tạo ra đối thủ của ChatGPT (OpenAI) vào năm ngoái.

2023 là năm của những cuộc đua AI trên toàn thế giới   
2023 là năm của những cuộc đua AI trên toàn thế giới   

Tencent và Alibaba mỗi bên ủng hộ lần lượt 7 và 4 công ty khởi nghiệp AI đang phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), công nghệ hỗ trợ các chatbot như ChatGPT, có thể hiểu các câu hỏi phức tạp và đưa ra phản hồi giống con người.

Năm ngoái, cơ sở nghiên cứu nội bộ của Alibaba, Học viện Damo cũng đã thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu để tuyển dụng hơn một trăm ứng viên sau tiến sĩ làm việc trong các lĩnh vực tiên tiến, bao gồm AI và chất bán dẫn.

Chủ sở hữu TikTok, ByteDance đã thực hiện 5 thương vụ đầu tư bên ngoài vào năm ngoái, trong khi nhà điều hành nền tảng mua sắm trực tuyến JD.com chỉ thực hiện được 2 thương vụ.

Thương vụ lớn nhất của ByteDance vào năm 2023 là khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào công ty thương mại điện tử lớn nhất Indonesia, Tokopedia, cho phép công ty có trụ sở tại Bắc Kinh khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến tại Indonesia sau khi các cơ quan quản lý nước này cấm TikTok Shop.

Trong khi đó, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, Xiaomi nổi lên là nhà đầu tư hàng đầu xét theo số lượng đầu tư, với 82 thương vụ được thực hiện trong năm.

Tháng 12 vừa qua, Xiaomi cũng đã ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của mình, SU7, được thiết kế để cạnh tranh với những đối thủ như Tesla và Porsche tại thị trường ô tô đang cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc. Cũng trong tháng đó, Xiaomi đã đầu tư vào ba công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực phương tiện và vận tải, theo ITJuzi.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con